Đó là cách mà cựu chiến binh Lê Thành Nguyên,đithìmớiđượcnhậnlạđiểm xếp hạng người chơi girona gặp real madrid đồng thời là một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng đã chọn để phấn đấu trong học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Với ông, trong cuộc sống, mọi người nên phải “cho đi” thì mới được “nhận lại”. Ông Lê Thành Nguyên giới thiệu trại gà lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao Ông Lê Thành Nguyên được biết đến như là một trong những chủ trang trại không chỉ nổi tiếng ở xã Long Nguyên, mà còn ở cả trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, ông Nguyên đang là chủ của 7 trại gà lạnh với tổng đàn lên đến 90.000 con. Nhờ áp dụng mô hình nuôi gà trong trại lạnh nên dù số lượng nuôi rất lớn nhưng trang trại của ông không hề có mùi hôi, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Đồng thời, ông Nguyên còn làm chủ một trang trại cao su 9 ha. Chỉ riêng thu nhập từ mỗi lứa gà (khoảng 40 ngày), ông thu về gần 100 triệu đồng, chưa kể các nguồn thu từ trấu, phân bón cho cao su… Chia sẻ về mô hình làm kinh tế của mình, ông Lê Thành Nguyên, cho biết ban đầu ông chỉ trồng cao su. Đến năm 1997, ông thấy mô hình nuôi gà công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao nên mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư. Năm 1998, những lứa gà đầu tiên ra đời. Tuy nhiên lúc đầu, ông làm trại gà bằng lá bình thường nên kết quả đạt được không cao do phụ thuộc vào thời tiết, đàn gà dễ bị nhiễm bệnh. Chỉ sau một thời gian ngắn cây và lá bị mục nên trại gà không kéo dài lâu được. Chính vì thế, ông đã tìm tòi và thông qua người quen, đến tham quan các mô hình trại gà lạnh ở Đồng Nai. Thấy mô hình hay nên một lần nữa ông lại mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư. Khi áp dụng mô hình này, gà nuôi luôn khỏe mạnh và cho xuất lứa đúng thời gian. Ngoài ra, nuôi gà trại lạnh, môi trường trong sạch hơn rất nhiều so với trại gà trại lá trước đây. Vì vậy, ông tiếp tục mở rộng đầu tư và hiện tại ông có đến 7 trại gà lạnh. Không chỉ giỏi làm kinh tế, ông Lê Thành Nguyên còn được bà con trong ấp kính trọng bởi ông luôn sống hết mình vì mọi người. Không chỉ là người nhã nhặn, tình cảm, hết lòng giúp đỡ bà con trong ấp, nhất là những người muốn học tập kinh nghiệm từ mô hình chăn nuôi gà lạnh, ông còn tích cực đóng góp để cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông nông thôn hay đóng góp tiền làm cầu mới thay cầu cũ để bà con trong vùng đi lại thuận tiện... Ông cũng là người tích cực trong việc đóng góp các khoản ủng hộ bão lụt thiên tai hay các chương trình hỗ trợ khuyến học tại địa phương. Ông Nguyên chia sẻ: “Thấy những đóng góp nhỏ của mình giúp được bà con, tôi cũng rất vui. Trong cuộc sống, mình phải cho đi thì mới có thể nhận lại được. Sinh thời, Bác Hồ đã từng căn dặn: Làm người phải yêu nước, thương dân. Học theo Bác, ở điều kiện của mình, tôi luôn cố gắng làm tốt nhất những gì có thể” . Ông Lê Thành Nguyên cho biết thêm, trong những năm kháng chiến ác liệt, lằn ranh giữa cái chết và sự sống rất mong manh nhưng với những người lính bộ đội Cụ Hồ như ông luôn noi gương Bác, sống, chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Khi hòa bình lập lại, ông lên mảnh đất Long Nguyên này lập nghiệp. Thời điểm ấy, nói sao cho hết khi vùng đất Long Nguyên vốn đầy rẫy những vết thương chiến tranh. Và những người lính bộ đội Cụ Hồ như ông lại nỗ lực hàn gắn, gieo nên những mầm xanh cho vùng đất này. “Làm được những điều ý nghĩa ấy, chúng tôi vui lắm chứ, hạnh phúc lắm chứ! Chỉ mong sao đất nước ngày càng đổi mới, những vùng đất chiến khu xưa thắm mãi một màu xanh”, ông Nguyên chia sẻ. Với những nỗ lực của bản thân và những đóng góp hết mình cho địa phương, vừa qua ông Lê Thành Nguyên vinh dự là một đại diện điển hình tiên tiến của huyện Bàu Bàng được tuyên dương tại hội nghị điển hình tiên tiến làm theo Bác giai đoạn 2011-2015 do Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức.
THU THẢO |