Gần 80 năm hoạt động cách mạng,ốtđờitậntrungvớinướctậnhiếuvớidâkqbong ro cuộc đời của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Đồng chí là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản mẫu mực, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Ðồng chí Võ Chí Công trong một lần về thăm người dân huyện Hiệp Ðức, tỉnh Quảng Nam căn cứ cách mạng của Khu ủy Khu V Ảnh: TƯ LIỆU
Cống hiến trọn đời cho cách mạng
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, được đào luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ kể cả những lúc bị địch bắt, tù đày, đồng chí Võ Chí Công vẫn một lòng trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản, không sợ hy sinh gian khổ với nghị lực phi thường của người cộng sản, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đồng chí Võ Chí Công tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7-8-1912 trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Từ sớm, Võ Chí Công đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên yêu nước ở cơ sở những năm 1930-1931. Tháng 5-1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Từ năm 1939 đến năm 1943, trước khi bị địch bắt đày đi Buôn Ma Thuột, là thời kỳ thực dân Pháp ra tay đánh phá, đàn áp dã man phong trào cách mạng, đồng chí vẫn kiên trì bám trụ trong lòng dân, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm bởi vòng vây của mật thám, đã lặn lội đến nhiều địa phương để khôi phục, củng cố lại tổ chức Đảng, nhằm duy trì sự lãnh đạo của Ðảng trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng. Nhờ đó nhiều tổ chức Đảng trong tỉnh vẫn được duy trì sau khi đồng chí bị địch bắt cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Lịch sử 9 năm kháng chiến của nhân dân Nam Trung bộ đã ghi rõ đồng chí có nhiều công lao trong việc xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng của Liên khu V. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đồng chí ra miền Bắc, được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ cho trở về miền Nam làm Bí thư Khu ủy, lãnh đạo phong trào cách mạng của khu V, trước mắt là đấu tranh đòi đối phương thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Trải qua 4 năm, địch ra sức phá hoại hiệp định, gây thiệt hại hết sức to lớn cho phong trào cách mạng. Trước thực tế đó, đồng chí luôn trăn trở và suy nghĩ, đã đến lúc phải thay đổi phương pháp đấu tranh cách mạng. Năm 1959, đồng chí quyết định ra Hà Nội để xin ý kiến Trung ương và Bác Hồ, cho thay đổi phương pháp đấu tranh, cụ thể là đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị. Bác thấy đề nghị đó là đúng đắn, rất phù hợp với Ðề cương Cách mạng miền Nam của Trung ương Cục đồng chí Lê Duẩn vừa mới đem ra xin ý kiến Trung ương và Nghị quyết 15 đã ra đời, mở ra bước ngoặt phát triển mới cho cách mạng miền Nam.
Đặc biệt, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mở màn bằng trận tiến công của quân dân ta giải phóng Buôn Ma Thuột. Lúc này, đồng chí là Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu V, ở địa bàn Tây nguyên lãnh đạo quân dân toàn khu tiến công địch ở nhiều nơi, phối hợp chặt chẽ với sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh chiến dịch, góp phần giành thắng lợi oanh liệt giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975.
Đồng chí Võ Chí Công tên khai sinh là Võ Toàn, sinh ngày 7-8-1912 trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Từ sớm, Võ Chí Công đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên yêu nước ở cơ sở những năm 1930-1931. Tháng 5-1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.顶: 68443踩: 89368
评论专区