“Khi cuộc cách mạng số,ĐộtphátrongtưduyđểViệtNambứtphákết quả trận chivas cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nó tạo cơ hội cho các đổi mới sáng tạo. Các nước như Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả cơ quan quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận”- đó là thông điệp được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhiều lần đưa ra trong suốt thời gian qua.
CMCN 4.0 sẽ hình thành các mối quan hệ mới, và là thách thức lớn nhất của quá trình chuyển đổi số. Nhưng cũng chính những mối quan hệ mới, những mô hình kinh tế mới sẽ phát huy hiệu quả, chẳng hạn như Uber/Grab, Airbnb... Nếu có chính sách phù hợp, Việt Nam sẽ tận dụng được CMCN 4.0 để vượt lên thành nước phát triển. Vì vậy, CMCN 4.0 sẽ là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ.
Đột phá trong tư duy để Việt Nam bứt phá |
Vậy ngành TT&TT và các lĩnh vực đang trực tiếp được Bộ TT&TT quản lý sẽ cần thay đổi tư duy và chính sách như thế nào để có thể phát triển đột phá nhờ CMCN 4.0, góp phần vào sự phát triển của đất nước?
Nền tảng của thương mại điện tử
Từ một thị trường chuyển phát đã bão hòa, bị thua lỗ, trở thành gánh nặng, các doanh nghiệp bưu chính đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền tảng phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT giúp thị trường phát triển mạnh mẽ các kết nối cung cầu trong thế giới ảo. Nhưng cần có một dòng chảy vật lý tương tự thế giới thực, một kết nối vật lý trong thế giới thực. Đó chính là mạng lưới bưu chính. Bưu chính phải đảm bảo dòng chảy hàng hoá trong thế giới thực, đó chính là tương lai, là không gian vô hạn của bưu chính.
Nhưng để trở thành nền tảng phát triển TMĐT, bản thân các doanh nghiệp bưu chính cũng cần thay đổi tư duy. Thay vì chỉ làm dịch vụ chuyển phát hàng hóa, bưu chính phải đặt mục tiêu xa hơn, sở hữu và khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn để từ một dịch vụ cơ bản, doanh nghiệp có thể tiếp cận để cung cấp thêm các dịch vụ khác tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp bưu chính cung cấp được nhiều dịch vụ khác nữa trên tập khách hàng của mình thì doanh thu sẽ tăng lên nhiều lần. Lĩnh vực bưu chính lúc đó không chỉ là doanh nghiệp tỷ USD, mà sẽ là doanh nghiệp hàng chục tỷ USD.
Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp bưu chính phải thành lập một bộ phận chuyên biệt để đẩy mạnh ứng dụng ICT vào mọi hoạt động của mình. ICT không chỉ giúp đổi mới các hoạt động truyền thống, mà còn có thể tạo ra các lĩnh vực mới. Bưu chính phải thực hiện chuyển đổi số triệt để thì mới có thể sáng tạo, phát triển nhiều dịch vụ mới.
Một số doanh nghiệp bưu chính lớn đã chuyển hướng sang doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ. Bộ TT&TT cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát triển TMĐT, chú trọng xây dựng các platform (nền tảng) công nghệ cho hoạt động bưu chính.
Vì một Việt Nam số
Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World). Với nhận thức và xu hướng tiến tới chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã chính thức đề nghị đổi tên hội nghị thành Digital World và được Liên minh Viễn thông thế giới ITU chấp thuận.
Trong quá trình chuyển đổi số, quan trọng nhất là chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số như IoT, Big Data, AI... Để chuyển đổi như vậy, các doanh nghiệp viễn thông cần nhận thức được sứ mệnh của mình với quốc gia, đó là xây dựng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho chuyển đổi số, cho một Việt Nam số, (Digital Vietnam). Không chỉ là hạ tầng viễn thông theo khái niệm truyền thống, mà còn là hạ tầng dữ liệu, lưu trữ và xử lý dữ liệu, hạ tầng IoT, hạ tầng về cung cấp ứng dụng như dịch vụ.
Tại Hội thảo Đổi mới Sáng tạo Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội sáng 14/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà”; “Kết nối vạn vật sẽ yêu cầu một cách đầu tư hoàn toàn khác so với mạng điện thoại di động dành cho kết nối chỉ con người với nhau. Các nhà mạng di động phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với dân tộc. Mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật - hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0. Việt Nam muốn đi đầu trong CMCN 4.0 thì mạng 5G phải đi trước và cả đi đầu. Mạng lưới, hạ tầng kết nối phải có trước. Đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó. Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm chi phí xã hội.”
Hiện tại, chất lượng di động băng rộng của Việt Nam vẫn chưa tốt. Với sự kết hợp công nghệ 4G/5G, các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ cần phải nâng cao chất lượng di động băng rộng để Việt Nam lọt vào Top 30-50 trên thế giới. Tỉ lệ phổ cập smartphone đến 100% người dân Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World) |
Để ngành viễn thông chuyển đổi sang hạ tầng ICT nhanh hơn, Bộ TT&TT đang đẩy mạnh quá trình đấu thầu và quy hoạch lại tần số để sẵn sàng cho việc triển khai 5G, chuẩn bị thương mại hóa trong năm 2020, đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép thử nghiệm Mobile money.
“Chúng ta đã nói nhiều tới TMĐT, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên nói đến một trong những nền tảng quan trọng nhất để thúc đẩy chúng là nền tảng thanh toán. Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Không có phương tiện nào có thể thực hiện việc này tốt hơn là di động, là Mobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã trên 100% từ nhiều năm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận.
Tại Việt Nam, 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Câu chuyện ở đây là công nghệ có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của đất nước, nhưng phải dám thay đổi, dám chấp nhận các mô hình mới.
Mobile Money là một ví dụ thuyết phục về việc nhà mạng viễn thông có thể trở thành nền tảng của nhiều thứ, chứ không chỉ là hạ tầng viễn thông như hàng trăm năm nay. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp viễn thông sẽ được kỳ vọng rất nhiều trong việc tự chuyển mình để trở thành nền tảng của dữ liệu, của điện máy đám mây, của nội dung số, của xác thực của IoT...
Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng
Nếu coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng. Muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người.
Tại Hội thảo Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét: “Nếu thực hiện đảm bảo ATTT chưa tốt, có nghĩa là nhận thức của chúng ta đang có vấn đề. Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới thường đầu tư trung bình 15-20% giá trị dự án CNTT cho việc đảm bảo công tác ATTT. Tại Việt Nam, tỷ lệ này thường xuyên ở mức dưới 5%. Với thực tế này, chưa thể nói Việt Nam đã có nhận thức đầy đủ về ATTT được.”
Để giải quyết thực trạng trên, trước tiên, cần phải thay đổi cách nghĩ về ATTT. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp, tổ chức đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước, thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng.
Nếu như trước đây khi xảy ra sự cố ATTT, các cơ quan, doanh nghiệp cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, họ phải hiểu rằng không ai an toàn một mình trong không gian mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn hơn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một doanh nghiệp nào đó nữa bị tấn công tương tự. Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không, mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công. Nếu họ rút ra được những kinh nghiệm, bài học để khắc phục sự cố của hệ thống và chia sẻ thì sẽ giúp cả cộng đồng cùng nâng cao độ an toàn trước các sự cố ATTT.
Cũng đã đến lúc cần phải thay đổi cách làm. Nếu trước đây, khi đầu tư, các cơ quan, đơn vị thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình. Giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả ba yếu tố này.
Nếu như trước đây, chúng ta thường tự đầu tư, tự bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức của mình, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng, những dịch vụ tốt nhất được cung cấp bởi những doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất.
Việt Nam rất cần nâng cao tiềm lực an toàn, an ninh mạng quốc gia, làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm “Make in Vietnam”. Các doanh nghiệp tiên phong về ATTT cần phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Việt Nam có lợi thế lớn khi có khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT. Nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với những chuyên gia đạt đẳng cấp quốc tế. Việt Nam hoàn toàn có thể sinh ra những doanh nghiệp lớn mạnh để trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Năm 2019 cũng đánh dấu chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực ATTT với việc Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Luật An ninh mạng cùng với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các quyết định, chỉ thị, nghị định được Thủ tướng ký ban hành trong năm 2018 như Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số), Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự), Chỉ thị số 14/CT-TTg (về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại), Quyết định 28/2018/QĐ-TTg (về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), Quyết định số 1017/QĐ-TTg (về việc Phê duyệt Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025) đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thể chế từ cấp Trung ương tới các bộ, ngành và địa phương về đảm bảo an toàn an ninh mạng.
Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm.
Nền tảng của Chính phủ điện tử là ứng dụng CNTT
Tháng 9/2019 đánh dấu một chuyển biến mới về Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam, khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Hiện từng tỉnh, từng bộ của Việt Nam đều đã có cách làm riêng về xây dựng CPĐT. Tuy vậy, hệ thống của các bộ ngành, địa phương vẫn chưa kết nối, chia sẻ được với nhau. Để làm được điều đó, cần đẩy nhanh sự ra đời của một nền tảng dùng chung. Đây sẽ là trọng trách của Bộ TT&TT trong thời gian tới.
Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong Chính phủ, từ Trung ương tới các địa phương, các tỉnh thành và các bộ cũng cần thay đổi tư duy, trong phân bổ ngân sách, hàng năm phải có hạng mục chi cho CNTT. Hạt nhân triển khai CNTT tại các địa phương phải là Sở TT&TT. Các quy định về dự án CNTT, thuê dịch vụ CNTT theo hướng đặc thù cũng cần sửa đổi. Các đơn vị CNTT của các bộ, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng kế hoạch xây dựng CPĐT và đô thị thông minh theo Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 đang được Bộ TT&TT trình Chính phủ duyệt.
Để triển khai CPĐT hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Các địa phương cần triển khai nền tảng trước, triển khai ứng dụng sau, bởi nếu không sẽ chồng chéo dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Dữ liệu phải được dùng chung và điều hành tập trung, có như vậy việc chỉ đạo điều hành mới đem lại hiệu quả.”
Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng bộ, từng tỉnh/thành phố để đẩy nhanh xây dựng CPĐT, tháo gỡ khó khăn cho các bộ và tỉnh, tập trung chỉ đạo một số bộ, địa phương làm mẫu, nhất là về đô thị thông minh để đánh giá, hướng dẫn triển khai rộng rãi.
Chuyển đổi số với "Make in Vietnam"
CMCM 4.0 và chuyển đổi số đang mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó chính là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Cần phải phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp ICT để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số Việt Nam.
Việt Nam cần tập trung phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số. Một là, các doanh nghiệp công nghệ lớn, làm chủ quá trình nghiên cứu phát triển các công nghệ cốt lõi và đầu tư hạ tầng ICT. Cần khoảng 10-20 doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, thị trường và nhân lực. Hai là, các doanh nghiệp công nghệ đã có 10-20 năm kinh nghiệm. Hiện Việt Nam đang có hàng ngàn doanh nghiệp dạng này, nhưng đang chủ yếu làm gia công thì nay cần chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các platforms chuyển đổi số. Ba là, các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Sẽ cần hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này. Cuối cùng là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá. Việt Nam có được hàng trăm doanh nghiệp loại này cũng đã rất thành công.
Để đẩy mạnh công nghiệp CNTT trong thời đại CMCN 4.0, cần 5 yếu tố nền tảng quan trọng. Thứ nhất, chính sách của Chính phủ cần thay đổi để chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh tế mới. Thứ hai, phải tự sản xuất được các thiết bị IoT, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để xử lý hàng tỷ thiết bị, hàng nghìn tỷ kết nối với lượng dữ liệu khổng lồ. Thứ ba, phải có cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến với mạng băng rộng tốc độ cao 5G, cùng tỷ lệ sử dụng smartphone đạt 100% dân số. Thứ tư, Chính phủ ban đầu sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp bằng cách phân bổ nhiều hơn chi tiêu cho các sản phẩm 4.0. Cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lại kỹ năng và đào tạo kỹ năng nâng cao.
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ.
Chiến lược CMCN 4.0 của Việt Nam dự kiến sẽ gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một, đẩy nhanh việc áp dụng CMCN 4.0 trong tất cả các ngành nhằm tăng hiệu quả hoạt động và năng suất lao động và tạo cơ hội mới cho tăng trưởng. Giai đoạn hai, tập trung vào nghiên cứu và làm chủ công nghệ để phát triển các sản phẩm 4.0, thông qua chương trình "Make in Vietnam". Giai đoạn ba, sử dụng CMCN 4.0 như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu để hiện thực hóa các mục tiêu của Việt Nam cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia.
Tạo đồng thuận, niềm tin và khát vọng Việt Nam hùng cường
Sứ mạng của báo chí là phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường. Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính phải là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải tạo ra sức mạnh tinh thần đó, tạo ra năng lượng tích cực cho xã hội, cho người dân. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ sự phát triển đi lên, làm cho Việt Nam mạnh lên, ổn định, chứ không phải làm xói mòn lòng tin và sức mạnh của đất nước.
Muốn quản lý được báo chí thì đầu tiên phải nhìn thấy toàn bộ bức tranh hàng trăm triệu thông tin mỗi ngày trên không gian mạng, phải giám sát được, đo lường được, phân tích và dự báo được các xu thế, phát hiện sai phạm để nhắc nhở. Các đơn vị, cá nhân sai phạm có hệ thống cần phải xử lý rất nghiêm minh.
Năm 2019, Bộ TT&TT đã triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến 2025, giúp giải quyết một số vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực báo chí hiện nay như tình trạng báo hoá tạp chí, báo hoá trang tin điện tử tổng hợp, giải quyết nạn phóng viên làm tiền doanh nghiệp.
Nhiều báo hiện nay không nhận được hỗ trợ tài chính của Nhà nước, tự tìm nguồn thu trên thị trường. Trong khi đó, thị trường quảng cáo bị chia sẻ gần 40% với mạng xã hội, và con số này có xu thế ngày càng tăng lên. Bộ TT&TT sẽ sớm hoàn thiện cơ chế đặt hàng báo chí, đề xuất cơ chế thuế, cơ chế tự chủ tài chính thuận lợi cho báo chí phát triển.
Công nghệ số đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới lĩnh vực báo chí truyền thông, làm thay đổi các hình thức truyền tải tin tức truyền thống. Nhưng các cơ quan báo chí lại đang là người đi sau về công nghệ nhất. Đứng trước những thách thức khác nhau của nhu cầu đổi mới công nghệ, nhiều cơ quan báo chí đã lỗi hẹn, đã bỏ cuộc hoặc thậm chí chưa từng bắt đầu.
Công nghệ sẽ tạo cuộc chơi mới, tạo mô hình kinh doanh mới. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động mạnh, đặt tất cả các cơ quan báo chí trước bài toán khốc liệt để tồn tại và phát triển.
Người làm báo có thể cho rằng công nghệ mới sẽ phức tạp, nhưng sự phức tạp đó lại giúp cho việc làm báo đơn giản hơn. Sự phức tạp của công nghệ không liên quan đến người làm báo, hãy đẩy sự phức tạp của công nghệ cho công ty công nghệ. Chuyển đổi số báo chí cần có những công ty công nghệ đi bên cạnh hỗ trợ. Rất may là Việt Nam có những công ty công nghệ số rất mạnh, không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng CNTT, hạ tầng Cloud, họ còn có thể phát triển các Platforms, các ứng dụng cho báo chí, nhất là các Platforms dùng chung cho báo chí.
Một mô hình kinh doanh mới, một hệ sinh thái mới cần được phát triển để báo chí có thể làm tốt hơn sứ mạng của mình. Các doanh nghiệp VT-CNTT nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ số nói chung cần chung tay vì sự phát triển của báo chí nước nhà, cũng là vì sự phát triển của chính mình.
Huy Phong (ghi)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
7 quý bà say sưa lắc tài xỉu trong sới bạc miền Tây
Báo Bình Dương xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền và diễn đàn của nhân dân
Hẹn ăn trưa 218: Chàng trai Hải Dương 'cưa đổ' cô gái Gia Lai xinh xắn
Tập huấn cán bộ chính trị viên Ban CHQS cơ quan, tổ chức tỉnh, huyện, thị
Sẵn sàng bảo vệ an toàn ngày hội chính trị toàn dân
Quân khu 7: Kiểm tra công tác văn thư, bảo mật và lưu trữ
Bản cập nhật iOS mới vẫn dính lỗi mật khẩu
Xã Thường Tân (Tân Uyên): Xứng danh vùng đất anh hùng
Việt Nam to promote new growth drivers to unleash potential and realise strategic goals
178 cá nhân và 495 tập thể được khen thưởng