Trời lạnh,áchgiảmkhômũimùalạkết quả nantes nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm gây khô, khó chịu, xước niêm mạc mũi. Khô niêm mạc trong xoang mũi do thiếu độ ẩm kéo dài còn dẫn đến chảy máu mũi và các triệu chứng khó chịu tương tự. Dưới đây là một số cách tự nhiên sau góp phần làm dịu tình trạng này.
Uống đủ nước
Uống 1-2 lít nước mỗi ngày, nhất là vào mùa đông giúp giữ nước cho cơ thể, ngăn ngừa mất nước và ổn định hoạt động của các cơ quan, trong đó có mũi xoang. Trời lạnh khiến nhiều người lười uống nước. Thêm ít chanh hoặc mật ong vào nước ấm hoặc tăng cường chất lỏng từ các món canh, súp, nước ép hoa quả có thể giúp ích.
Dùng sáp dầu
Dùng ngón tay thoa một lượng nhỏ tinh dầu khuynh diệp hoặc tràm lên bên ngoài mũi hoặc hít hơi tinh dầu không chỉ tốt cho việc giữ ẩm mà còn hỗ trợ thông mũi, thư giãn và dễ thở. Cách này được khuyến khích cho người lớn, không dùng một lượng quá lớn cùng một lúc. Người bệnh có cơ địa dị ứng nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại dầu để đảm bảo an toàn.
Máy tạo độ ẩm
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương ở phòng khách hoặc phòng ngủ trong những ngày đông giúp tăng độ ẩm trong phòng, thông thoáng đường thở. Hơi nước còn làm loãng đờm, chất nhầy, có lợi cho người bệnh gặp vấn đề về mũi xoang. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên, dùng nước lọc hoặc nước máy sạch để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn.
Xịt nước muối
Xịt nước muối giúp dưỡng ẩm cho mũi đồng thời làm sạch bụi, phấn hoa cũng như các chất gây dị ứng khác. Nước muối có tính sát khuẩn, ngăn ngừa viêm, giảm nghẹt. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian và số lần sử dụng nước muối trong ngày, tránh lạm dụng các loại thuốc xịt khác để điều trị khô mũi.
Khăn lau ẩm
Làm ẩm một miếng khăn mềm bằng nước ấm và lau dọc theo sống mũi có thể làm dịu da, ngăn ngừa kích ứng bên trong niêm mạc. Sử dụng các loại khăn chuyên dùng cho trẻ em được thiết kế mềm, nhẹ.
Xông hơi
Xông hơi hoặc tắm hơi cũng có thể làm giảm tình trạng khô. Làm ẩm đường thở bằng cách này hiệu quả nhanh nhưng tác dụng thường không kéo dài. Bạn có thể sử dụng bồn tắm để tăng hiệu quả. Dùng một chậu nước nóng, trùm đầu bằng khăn dày và hít lấy hơi nước tỏa ra từ chậu cũng có tác dụng.
Nguyên nhân phổ biến gây khô mũi là cảm lạnh, dị ứng. Người sống ở vùng có thời tiết khô, lạnh, có thói quen hút thuốc lá cũng dễ bị khô mũi. Một số bệnh lý còn gây ra tình trạng này như nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng, viêm mũi teo mạn tính...
Người bị khô mũi hơn 10 ngày hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng, sốt, chảy dịch, chảy máu, mệt mỏi, nên đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
Anh Chi(TheoHealthline)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)