Ba tôi mới ốm dậy,ọbổdưỡngchosứckhỏehơncảkhoaitâytácdụngítngườibiếc2 cúp cơ thể suy nhược nên muốn ăn canh khoai sọ cho dễ tiêu. Loại củ này có tác dụng tốt không thưa bác sĩ? (Nguyệt Anh, 37 tuổi).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, tư vấn:
Khoai sọchứa một lượng kali khá lớn giúp kiểm soát huyết áp, hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Hàm lượng vitamin C và B6 giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch.
Trong 100gr khoai sọ có 1,5gr chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Các bộ phận của cây khoai sọ đều ăn được. Củ khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây. Hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước nhỏ nhất so với hạt của các cây lương thực khác nên dễ tiêu hóa.
Bạn có thể tham khảo các món ăn nhiều tác dụng với khoai sọ. Ví dụ, củ thường luộc để ăn chống đói, khoai sọ nấu với cá quả hay cá diếc giúp điều hòa nội tạng, bổ dưỡng. Khoai nấu canh với rau rút, cua đồng giúp dễ ngủ, bớt mệt mỏi. Củ khoai sọ thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm chữa mẩn ngứa. Bẹ lá dùng nấu giấm với cá, ốc, thịt hoặc dùng để muối dưa ăn.
Canh khoai sọ có thể chữa cơ thể suy nhược, dùng cho người mới ốm dậy. Nếu bị nổi ban dị ứng, đau nhức chân tay, có thể làm món khoai sọ hầm xương lợn. Ngoài ra, khoai sọ còn dùng trong một số bài thuốc như chữa phong ngứa, lở loét ở trẻ em, tiêu chảy, bệnh mề đay...