Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng đã không còn là điều gì đó quá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây,ềnmấttậtmangdohamhốquàtặngtrênmạkèo bóng đá cúp c1 các đối tượng lừa đảo đã ngày càng ranh ma với thủ đoạn hết sức tinh vi khiến số người sập bẫy có xu hướng gia tăng. Không có thống kê cụ thể trên toàn quốc nhưng ở một số tỉnh thành phố, những vụ lừa đảo trên mạng đang có quy mô và diễn biến hết sức phức tạp. Ở Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2020, Công an tỉnh đã tiếp nhận 12 vụ tố giác, khởi tố 9 vụ với tổng số tiền chiếm đoạt trên mạng lên tới hơn 4,7 tỷ đồng.
Gần đây, Công an Hà Tĩnh đã triệt phá ổ nhóm lừa đảo bán số lô đề trên Facebook với tổng số tiền giao dịch từ tháng 03/2020 đến khi bị bắt (tháng 07/2020) là hơn 2 tỷ đồng. Tính từ cuối năm 2019 đến nay, Công an Hà Tĩnh đã triệt phá 17 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong đó hoạt động trên không gian mạng có xu hướng gia tăng, theo Báo Hà Tĩnh. Đặc biệt, tội phạm trên không gian mạng đang có xu hướng ngày càng tinh vi, biết sử dụng nhiều công cụ nhằm thu thập thông tin cá nhân người dùng, cài virus để lây nhiễm mã độc, biến máy tính của người dùng trở thành máy tính ma trong mạng botnet. Những vụ lừa đảo như vậy có tính chất và mức độ nghiêm trọng còn nguy hiểm hơn rất nhiều những vụ lừa đảo thông thường. Bởi một khi đã có đầy đủ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, mật khẩu, kẻ lừa đảo có thể lợi dụng vào nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần chỉ chiếm đoạt tiền trong tài khoản, theo các chuyên gia bảo mật. Tiêu biểu nhất trong nhiều năm qua là những vụ lừa đảo tặng quà, tặng hiện vật giá trị trên Facebook. Đối tượng lừa đảo thường sử dụng chiêu bài chạy quảng cáo kết hợp sử dụng nick giả để bình luận đã nhận được quà, từ đó khéo léo dụ dỗ con mồi sập bẫy. Các loại lừa đảo này có quy mô và mức độ ảnh hưởng có thể nói là trên phạm vi toàn quốc với đối tượng nhắm đến là bất cứ ai nhẹ dạ cả tin. Những món quà mà kẻ lừa đảo rao tặng cũng đều là những món hàng thời trang đắt tiền hoặc đồ công nghệ, ô tô, xe máy của các thương hiệu nổi tiếng. Thậm chí kẻ gian còn nhái logo, nhái trang chủ, thương hiệu của các nhà sản xuất khiến người dùng không biết đâu mà lần.
Trên thực tế, các vụ lừa đảo như vậy không hề hiếm ở nước ngoài. Theo một báo cáo từ năm 2016 của Cisco, lừa đảo trên Facebook đứng đầu trong số các phương pháp phát tán mã độc với hơn 33.000 vụ. Theo giáo sư Dave Schippers của khoa An ninh mạng trường Cao đẳng Walsh, cách dễ nhất để tin tặc tấn công vào một tổ chức hay doanh nghiệp chính là khi các nạn nhân mở Facebook và click vào những đường link chứa mã độc tại nơi làm việc. Như vậy, nguy cơ mất an toàn thông tin không chỉ đến với cá nhân, mà còn lan rộng ra cả tổ chức nếu người dùng cuối không được tập huấn đầy đủ về những kỹ năng phòng chống lừa đảo trên không gian mạng. Để phòng ngừa rủi ro mất an toàn thông tin, chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng tuyệt đối không được cung cấp đầy đủ thông tin cho bên thứ ba, không được ấn vào các đường link chứa tên miền lạ. Đặc biệt, người dùng cần cài đặt trình diệt virus và liên tục cập nhật phiên bản mới nhất để trang bị một lớp bảo vệ cơ bản nhất. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho nhân viên, chuyên gia khuyên nên sử dụng hệ thống giới hạn truy cập và VPN để chủ động phòng tránh và ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra. Các doanh nghiệp lớn cần có đội ngũ chuyên viên tư vấn bảo mật hoặc hợp tác với các công ty an ninh mạng để kịp thời nhận được cảnh báo sớm về những vụ lừa đảo trên mạng. Phương Nguyễn Botnet và mã độc là gì, vì sao Việt Nam phải gỡ bỏ cùng lúc?Chiến dịch do Bộ TT&TT phát động trong năm 2020 cần sự chung tay của tất cả mọi người trong việc ngăn chặn botnet và mã độc cùng một lúc. |