发布时间:2025-01-13 07:40:39 来源:PhongThuyBet 作者:Thể thao
Quân nổi dậy Syria đã chia sẻ một đoạn video về thủ lĩnh của nhóm HTS Abu Mohammad al-Jolani gặp ông al-Jalali.
Họ cho biết cuộc họp là để "phối hợp chuyển giao quyền lực theo cách đảm bảo cung cấp dịch vụ cho người dân của chúng tôi ở Syria".
Ông Mohammad Ghazi Al-Jalali - Thủ tướng Syria từ ngày 14/9 dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad - là người tuyên bố ở lại và sẵn sàng bàn giao chính phủ cho phe đối lập khi quân nổi dậy tràn vào thủ đô Damascus và chấm dứt 50 năm cai trị của gia đình Assad.
"Tôi đang ở nhà và tôi không rời đi đâu cả. Đó là vì tôi thuộc về đất nước này",ựuthủtướngSyriahọpvớithủlĩnhquânnổidậđội hình brighton gặp west ham hãng thông tấn APdẫn lời ông Jalili hôm 9/12. Vào thời điểm đó, ông cho biết sẽ đến văn phòng của mình để tiếp tục làm việc vào buổi sáng và kêu gọi người dân Syria không phá hoại tài sản công.
Ông al-Jalali cũng kêu gọi tổ chức bầu cử tự do. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi quá trình chuyển tiếp suôn sẻ ở một quốc gia với các lợi ích phức tạp và cạnh tranh, từ các nhóm Hồi giáo đến tổ chức có liên hệ với Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông cũng tiết lộ đã liên lạc với chỉ huy phe nổi dậy Abu Mohammed al-Golani để thảo luận về việc quản lý giai đoạn chuyển tiếp, đánh dấu bước tiến đáng chú ý trong nỗ lực định hình tương lai chính trị của Syria.
Thủ lĩnh HTS - nhóm mạnh nhất trong liên minh phiến quân Syria - cho biết tất cả lực lượng của họ tại Damascus "đều bị cấm tiếp quản cơ quan công quyền".
“Các cơ quan này tiếp tục nằm dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Mohammed al-Jalali tới khi chính thức được bàn giao", al-Shara cho biết.
Thủ lĩnh HTS cũng yêu cầu các tay súng dưới quyền "khiêm nhường và ứng xử nhẹ nhàng với người dân".
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật".Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...
相关文章
随便看看