您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Được công an ngăn chặn nhưng không nghe, cô gái bị lừa đảo mất hơn 1 tỷ đồng_ket qua bong rô 正文

Được công an ngăn chặn nhưng không nghe, cô gái bị lừa đảo mất hơn 1 tỷ đồng_ket qua bong rô

时间:2025-01-18 15:03:31 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Được công an ngăn chặn nhưng không nghe, cô gái bị lừa đảo mất hơn 1 tỷ đồng_ket qua bong rô

Sáng 30/11,Đượccônganngănchặnnhưngkhôngnghecôgáibịlừađảomấthơntỷđồket qua bong rô Sở TT&TT TP Đà Nẵng phối hợp Thành đoàn, Công an thành phố tổ chức Hội nghị Tập huấn Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Sự kiện thu hút gần 300 đoàn viên, thanh niên tham gia.

Theo Sở TT&TT Đà Nẵng, cùng với sự gia tăng sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nhất là sau giai đoạn dịch Covid-19, số lượng học sinh, sinh viên sử dụng mạng xã hội và Internet để học tập tăng.

Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều nền tảng mạng xã hội xuất hiện đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, mạng xã hội cũng gây ra không ít hệ lụy về tư tưởng, đạo đức, học tập, sức khỏe… thậm chí là bị lừa đảo hoặc đẩy các em đến con đường vi phạm pháp luật. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.

W-tập huấn.jpg
Trung tá Võ Trung Thành, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị. Ảnh Diệu Thuỳ

Tại hội nghị, trung tá Võ Trung Thành, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Đà Nẵng chia sẻ, tại Việt Nam có 72,7 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 73,3% dân số). Đáng chú ý, người Việt ngày càng nghiện mạng xã hội.

“Nhiều bạn trẻ có thói quen cứ 5-7 phút lại cầm điện thoại để vào Facebook xem có thông tin gì "hot" không, có ai nhắn cho mình không? Đó là một trong những biểu hiện nghiện mạng xã hội”, ông Thành cho hay.

Theo ông, việc bỏ quá nhiều thời gian vào mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến công việc, sức khoẻ tâm thần, giảm sự tương tác với các mối quan hệ xung quanh, giảm kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, có nguy cơ bị bắt nạt, khủng bố tinh thần bằng ngôn từ, tống tiền; bị tiêm nhiễm văn hoá độc hại. Một bộ phận người dùng, nhất là giới trẻ hiện nay tự nâng cấp giá trị bản thân bằng những giá trị ảo như lượt thích, lượt xem, đăng hình ảnh ảo, khoe khoang, phát ngôn, hành động gây sốc và dễ học theo tội phạm, giang hồ mạng.

Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến nguy cơ bị lừa đảo. Nói về tình trạng báo động “đỏ” lừa đảo qua mạng hiện nay. Ông Thành cho biết, theo thống kê đầu năm 2024 có gần 16 tỷ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Con số thiệt hại rất lớn nêu trên cho thấy Việt Nam là vùng trũng nhận thức thông tin và sử dụng mạng.

Kể về 1 trường hợp thực tế từng tiếp nhận, ông Thành cho biết, có 1 cô gái trẻ đã bị lừa qua mạng tổng số tiền 1,150 tỷ đồng. 

“Vào khoảng 9h sáng ngày hôm đó, khi đang trực ban, chúng tôi nhận được điện thoại của một cô gái trình bày sự việc, sau khi nghe xong, chúng tôi khẳng định cô gái đã bị lừa, tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng", ông Thành cho biết.

W-tập huấn_1.jpg
Hội nghị Tập huấn Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh thu hút hàng trăm đoàn viên, thanh niên tham gia. Ảnh Diệu Thuỳ

Theo ông Thành, các đối tượng lừa đảo hướng vào các nạn nhân mới. Đó là người cao tuổi, sinh viên, người lao động có thu nhập và cả trẻ em. Lý do nhắm vào các đối tượng này là vì họ đều có điện thoại thông minh nhưng khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn khá thấp. Trong khi đó, các đối tượng lừa đảo có thủ thuật đánh vào tâm lý khiến các nạn nhân khó đủ tỉnh táo để phát hiện ra. Đó cũng là nguyên nhân vì sao tuyên truyền rất nhiều, tuyên truyền hằng ngày, hằng giờ nhưng vẫn có người bị lừa.  

Tại hội nghị, Trung tá Võ Trung Thành đã trao đổi với các học sinh, sinh viên kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin chính thống trên Internet, mạng xã hội cho việc học tập, nghiên cứu, giải trí lành mạnh.

“Các bạn trẻ khi có được những thông tin đầy đủ hãy tuyên truyền đến những người thân của mình. Toàn xã hội phải nâng cao nhận thức thì lúc đó mới ngăn chặn, giảm thiểu được tình trạng lừa đảo qua mạng”, ông Thành cho hay.