TheầyPhanKhắcNghệbịtốluyệnthigiốngđềthitốtnghiệpnóigìchuyên gia nhận định bóng đáo một số nguồn tin, một tổ chuyên gia đã được thành lập để xem xét, đối chiếu sau khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh và nội dung ôn luyện của thầy giáo Phan Khắc Nghệ (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh).
Cụ thể, xem xét: 4 đề thô xuất từ máy tính của Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021, 4 đề duyệt chốt bởi hội đồng ra đề thi, bản pdf đề Vip40 được thầy Nghệ dạy cho học sinh, 3 video live và các tệp được thầy Nghệ gửi Tổ trưởng Tổ ra đề môn Sinh và thành viên Tổ thẩm định,...
Theo lời tố cáo này, trong biên bản, tổ chuyên gia đã kết luận "có dấu hiệu bất thường". Cụ thể có 4 đề thi xuất ra từ máy tính trong số các đề thô được ban đề thi sử dụng để xây dựng đề thi chính thức giống trên 90% với bài tổng ôn của thầy Phan Khắc Nghệ. Bên cạnh đó, kết quả xác minh cho thấy ban đề không rút ngẫu nhiên câu hỏi từ ngân hàng đề thi như quy định trong quy chế, mà xây dựng đề thi từ các đề có sẵn (lấy câu hỏi thô từ các đề có sẵn, để đưa vào đề chính thức).
Ngoài ra, người tố cáo còn cho biết có sự liên hệ trao đổi giữa thầy Phan Khắc Nghệ với một số thành viên làm đề.
Thầy giáo Phan Khắc Nghệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - người liên quan đến vụ việc. |
Về việc này, trao đổi với VietNamNet, thầy Phan Khắc Nghệ cho biết khá bất ngờ khi đọc các thông tin trên.
“Hôm qua tôi có nhận được thông tin bài báo sau khi một số đồng nghiệp gửi cho, tuy nhiên bản thân tôi cũng không biết rõ tính thực hư của bản kết luận đó như thế nào. Nếu có thông tin như vậy, điều tra được như vậy, thì tại sao cơ quan chức năng lại không đưa ra kết luận. Đó là việc vô lý”, thầy Nghệ nói.
Về việc gửi tài liệu qua lại với các cá nhân khác, thầy Nghệ thừa nhận là có, tuy nhiên thầy Nghệ cho rằng trong giới chuyên môn thì chuyện trao đổi chuyên môn là hết sức bình thường.
“Mà tôi cũng không biết ai là người trong ban ra đề bởi ban này cũng được thay đổi thường xuyên. Việc trao đổi cũng không cụ thể mà chỉ hỏi và giải đáp, tranh luận về kiến thức. Việc này không thường xuyên và một năm có thể có 1-2 lần, nhưng tôi nghĩ đây là việc không chỉ riêng tôi mà với rất nhiều người”, thầy Nghệ nói và cho rằng việc được xin ý kiến là điều dễ hiểu bởi cá nhân viết nhiều sách và được mọi người tin tưởng.
Thầy Nghệ cũng cho hay, từ khi có thông tin về bài ôn thi cuối của mình giống với đề thi tốt nghiệp THPT trên mạng xã hội hồi tháng 7 năm nay, chỉ có Công an tỉnh Hà Tĩnh đến nắm một số thông tin; ngành GD-ĐT Hà Tĩnh (Sở, trường) cũng đã yêu cầu thầy giải trình bằng văn bản. Từ đó đến nay, thầy cũng không biết có chuyện điều tra hay được ai nói cho biết về việc này.
Nói về nội dung ôn thi trong buổi cuối và đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có nhiều phần giống nhau, thầy Nghệ lý giải những bài ôn đều phát triển từ kiến thức từ sách giáo khoa và đề thi cũng tương tự, nên hai nội dung này dễ giống nhau.
Hơn nữa, đề thi tốt nghiệp THPT mấy năm gần đây tuy vẫn được dùng để xét tuyển đại học nhưng có mục đích chính là xét tốt nghiệp.
"Mức 7 điểm trở xuống là thuộc kiến thức tốt nghiệp, nên khá đơn giản, việc ôn trúng là chuyện bình thường và gần như ai cũng dạy trúng, chứ không phải việc gì khó. Chỉ có một số câu khó hơn thì rõ ràng giáo viên dạy luyện thi phải luyện tủ và ở những buổi ôn cuối cùng, bao giờ người ôn cũng chốt cho học sinh của mình, dặn học chỗ này chỗ kia, chứ không riêng gì tôi. Mặc dù cũng chỉ là đoán mò thôi nhưng đều có bước dặn dò như vậy cả, ai ôn mà chẳng chốt”, thầy Nghệ nói.
Thầy Nghệ cũng cho rằng cần xem xét kỹ việc như thế nào được coi là trùng khớp.
“Đề thi thì bám nội dung sách giáo khoa, người ôn thi có kinh nghiệm thì ôn như vậy. Nội dung kiến thức thì đương nhiên trùng khớp rồi, chỉ là trùng khớp đến mức nào mới quan trọng. Tức là trùng hợp y nguyên hay trùng khớp một phần, hay trùng khớp nội dung, hướng giải,...”, thầy Nghệ nói.
Tuy nhiên, theo thầy giáo này, nếu sự trùng khớp giữa bài ôn tập với đề thi đến hơn 92% như thông tin trên thì rõ ràng là bất thường và khó có thể có ngẫu nhiên.
“Nhưng vấn đề đúng như vậy thì tại sao không thấy họ kết luận gì cả, việc này rất mâu thuẫn và rất nhiều vô lý”.
Thầy Nghệ nói, bản thân không có gì thắc mắc nhưng nếu có kết luận thì cơ quan chức năng phải gửi cho những người tố cáo.
Thầy Nghệ nói bản thân cũng mong vấn đề sớm được các cơ quan chức năng làm rõ, tường minh sự việc để dư luận xã hội yên tâm, ai đúng hay sai cũng yên tâm về tính công minh của pháp luật.
“Có như vậy, các thầy cô cũng mới yên tâm dạy dỗ, tránh việc người này nghi kỵ người kia và học sinh yên tâm học tập. Bởi nói gì thì nói việc này ảnh hưởng lớn đến uy tín của cá nhân tôi”.
Theo thầy Nghệ, hiện thầy vẫn đi dạy bình thường, không quá quan tâm sự việc và chỉ cố gắng tập trung hoàn thành công việc.
Thanh Hùng
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho hay đã nhận được tố cáo về vụ đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống hơn 80% - 90% đề thi tốt nghiệp THPT 2021 và đã chuyển tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.