Maymand là một ngôi làng nhỏ ở Iran mà không ai không biết,ườidânsốngtrongtổmốihơnnămtuổitạcá cược dabet những ngôi nhà theo kiểu hang động này có niên đại lên tới 10.000 năm tuổi và được cả UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những hang động nhỏ được gọi là nhà này không khác gì một 'tổ mối' khổng lồ, từng có rất nhiều cư dân sống bên trong và vẫn còn nhiều người sinh sống cho tới ngày nay.
Ngày nay, có rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi tìm đến ngôi làng này để tham quan và khám phá. Nằm ở trong một dãy núi ở miền trung Iran, có thể nói rằng vị thế của ngôi làng tương đối bí mật.
Maymand nằm gần Shahr-e Babak ở phía đông nam tỉnh Kerman, khu vực bán khô cằn này bị kẹp giữa một sa mạc và một ngọn núi, do đó thời tiết ở đây cũng rất khắc nghiệt, cực kỳ nóng vào mùa hè và cực kỳ lạnh vào mùa đông.
Để thích ứng với điều kiện khí hậu này, cư dân thường di chuyển đến nơi khác để tránh rét và nóng. Vào mùa nóng, họ thường sống trong những ngôi nhà bằng cỏ, vào mùa đông thì họ quay về sống trong hang.
Những ngôi nhà bên trong hang được chạm khắc rất công phu và nằm chồng lên nhau. Theo lời kể của người dân, những cư dân đầu tiên sống tại đây không sử dụng búa hay dùi đục mà dùng một loại đá nhọn, đủ cứng để khắc hình ảnh lên đá. Phương pháp này vẫn được thực hiện ở nhiều nơi trong khu vực.
Phần lớn cư dân là những người chăn cừu bán du mục, họ nuôi động vật phía trên núi, ở đó có đồng cỏ rất tươi tốt và sống trong những khu tạm thời vào mùa xuân và thu. Cộng đồng có mối liên kết chặt chẽ với môi trường tự nhiên và nó thể hiện rõ nét qua các hoạt động xã hội, nghi lễ văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo.
Ngôn ngữ tại đây là tiếng Sassanid và Pahlavi cổ đại. Khu vực này cũng là nhà của nhiều loại động vật khác nhau như rắn, thằn lằn, nhím, hươu, báo, chó sói, cáo...Mặc dù nằm trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhưng vào mùa xuân thì có suối chảy vào, góp phần làm cho cuộc sống nông nghiệp của người dân ở đây bớt vất vả hơn.
2 trong số những con sông bẩn nhất Ấn Độ, 1 dòng trắng như bông, 1 dòng đen xì bốc mùi.