Theàntiếnglàmộtdấuhiệuđiểnhìnhungthưthựcquảtỷ số empolio PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, rất nhiều bệnh nhân đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng vì biểu hiện khàn tiếng. Đây có thể là biểu hiện của những bệnh viêm thanh quản cấp hoặc mạn thông thường, viêm thanh quản mạn tính do trào ngược…
Tuy nhiên, khàn tiếng cũng có thể là biểu hiện cho những bệnh lý đặc biệt như: Liệt dây thần kinh thanh quản do virus, do các khối u ác tính của các cơ quan lân cận xâm nhập vào các cấu trúc thanh quản.
Khàn tiếng trong ung thư thực quản khác biệt ra sao?
"Chúng tôi đã phát hiện ra bệnh lý ung thư thực quản giai đoạn muộn ở một số bệnh nhân khi họ đi khám khàn tiếng. Bệnh nhân rất ngạc nhiên và không hình dung được bệnh lại diễn biến như vậy" - PGS Đào chia sẻ.
Theo vị chuyên gia về tai - mũi - họng, hầu hết các bệnh nhân này xuất hiện khàn tiếng trong rất nhiều tháng và đã đi khám, uống thuốc dài ngày nhưng mức độ khàn tiếng ngày càng tăng lên.
Được thăm khám, bệnh nhân biết mình có hiện tượng dây thần kinh điều khiển vận động của dây thanh (nơi tạo tiếng thanh) một bên bị mất chức năng. Điều này làm cho sụn phễu và dây thanh bên thần kinh tổn thương không khép vào được, tạo khoảng trống ở khe thanh môn khi phát âm nên không tạo ra được tiếng thanh. Ngoài ra, họ không phát hiện các tổn thương bất thường.
"Đặc điểm của khàn tiếng loại này là giọng khàn nhưng hụt hơi, giọng khàn thở khá đặc trưng cho khàn tiếng do liệt hồi quy một bên" - bác sĩ Đào nói.
Nguyên nhân củakhàn tiếng do ung thư thực quản theo PGS Đào là do khối u xâm lấn vào các cấu trúc lân cận chèn ép hoặc làm tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược, gây liệt dây thần kinh thanh quản và khàn tiếng xuất hiện.
"Tổn thương ngày càng phát triển thì mức độ khàn tăng dần nhưng bệnh nhân không đáp ứng với bất kì loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nội khoa nào" - vị bác sĩ lưu ý.
Ngoài khàn tiếng, ung thư thực quản giai đoạn muộn còn có nhiều triệu chứng thường gặp
Ung thư thực quảnnằm trong nhóm 10 những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Theo Globocan 2020, trên thế giới có khoảng 604.000 ca mắc mới và 544.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, có gần 3.300 trường hợp được chẩn đoán mới và khoảng 3.000 ca tử vong vì ung thư thực quản mỗi năm.
Đa phần các trường hợp ung thư thực quản không được chẩn đoán sớm, khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn sau, khó điều trị, kết quả và tiên lượng xấu.
Điều đáng nói, do dấu hiệu khàn tiếng ít khi ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh, trừ những người phải sử dụng giọng trong nghề nghiệp như phát thanh viên, ca sĩ, giáo viên…, nên bệnh nhân thường đi khám muộn. Lúc này khối u thường đã lan rộng, tiên lượng điều trị giảm 70-80%.
Bên cạnh lời khuyên người dân không nên chủ quan khi có biểu hiện khàn tiếng, bác sĩ Đào cho hay người bệnh ung thư thực quản thường có biểu hiện ho dai dẳng, có thể kèm thêm hiện tượng nấc và nuốt nghẹn.
Theo BSCK1 Nguyễn Văn Thông, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, trong giai đoạn sớm, ung thư thực quản không có triệu chứng đặc hiệu nào. Các phản ứng nuốt vướng thường bị bỏ qua. Đây là lý do tại sao nếu thuộc nhóm nguy cơ bị ung thư thực quản, người dân nên tầm soát ung thư thực quản định kỳ.
Một số dấu hiệu khác thường gặp của ung thư thực quản như bệnh nhân cảm nhận đau khi nuốt, thường đau sau xương ức. Bệnh nhân cũng có thể đau bụng nếu khối u thực quản thấp. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, lên cằm, sau tai hoặc vùng trước tim.
Một số bệnh nhân ợ hơi, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt, sặc. Khi u tiến triển, xâm lấn, bệnh nhân có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen, viêm phổi, ho dai dẳng, hội chứng Horner (biểu hiện như mí mắt rũ xuống, co đồng tử, giảm tiết mồ hơi một bên mặt). Các bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng toàn thân như sút cân, da khô, mệt mỏi, thiếu máu…
Các thầy thuốc lưu ý, có một trong các triệu chứng trên không có nghĩa là người dân chắc chắn bị ung thư thực quản. Tuy nhiên vẫn cần đi khám bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác cần điều trị.