TheắcÁKhôngcóconđườngnàodễdàngđiđếnthànhphốthôtigres đấu với tolucao đánh giá của ông Harald Preiss, Giám đốc Nokia Bắc Á, không có con đường dễ dàng nào để đi đến thành phố thông minh, nhưng có đường đi đúng hướng với sự tỉnh táo, kỳ vọng mang tính thực tế, và tinh thần sẵn sàng học hỏi từ chính các thành phố đang gặp vấn đề tương tự, các nhà cung cấp nhiều kinh nghiệm, công ty khởi nghiệp tiềm năng sáng tạo lớn hay học hỏi từ chính các cư dân trong thành phố… Một số nguyên tắc của thành phố thông minh được đại diện Nokia đưa ra trước hết đó là phải cởi mở trong hoạt động cộng tác. Về vấn đề này Nokia muốn giúp các cơ quan Việt Nam xây dựng hệ sinh thái cộng tác mở, khi cộng tác như vậy sẽ phát sinh vấn đề chia sẻ dữ liệu, nảy sinh các yêu cầu về chính sách về tính riêng tư, chia sẻ dữ liệu… Cùng đó là nguyên tắc về con người. Tức là không phải cơ quan chính phủ hay tổ chức nào quyết định sự sáng tạo. Cần phải có khả năng thu hút sự tham gia, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của cá nhân xuất sắc. Nokia cũng có thể hỗ trợ Việt Nam về vấn đề này thông qua trung tâm sáng tạo của hãng tại Tokyo, Nhật Bản). Một nguyên tắc quan trọng nữa được Nokia chỉ ra đó là sự hợp tác công tư. Bởi về bản chất, các dự án thành phố thông minh rất lớn, không ai có thể làm được tất cả. Cần có sự hợp tác giữa nhà nước với lĩnh vực tư nhân, tổ chức nghiên cứu, trường đại học… để xây dựng hệ sinh thái cộng tác cùng phát triển giải pháp, cùng đưa ra ý tưởng sáng tạo. “Cần xây dựng nền tảng nền tảng thành phố số mang tính chất tiêu chuẩn, xác định lĩnh vực nóng nhất để triển khai, xác định đâu là lĩnh vực tăng trưởng, tạo doanh thu, lợi nhuận. Việt Nam phải xem xét mục tiêu dài hạn trong 10 – 15 năm tới là gì, có chương trình, hành động mang tính quốc gia về sáng tạo số do đây là hành trình dài, có nhiều yếu tố cần được quan tâm. Để đẩy mạnh tăng trưởng GDP thì cần xác định lĩnh vực nào là trọng tâm như nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục…”, đại diện Nokia cho hay. |