Chị nói,ửnhânTriếthọcthugomráclàmxeômnuôicontựkỷtrực tiếp u19 pháp “với người phụ nữ, yêu con là một bản năng vô điều kiện”. Vì thế, dù có phải đi dọn rác để có thời gian bên con, hay cả khi phải trả số tiền gấp rưỡi tiền công một ngày của mẹ để con được đi học, cũng chưa từng có giây phút nào chị cảm thấy do dự.
Người mẹ sinh năm 1986, có cậu con trai chậm phát triển, mắc chứng tự kỷ nhẹ, đã quyết định gác tấm bằng cử nhân ngành Triết học của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn để tìm tới một công việc linh hoạt thời gian hơn.
Chị Nguyễn Thu Phương từng là cử nhân ngành Triết của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.
24 tuổi, chị Nguyễn Thu Phương (Thái Bình) hạnh phúc khi đón chào cậu con trai đầu lòng. Con sinh ra khỏe mạnh, nhưng tới 8 tháng tuổi vẫn chưa biết lẫy. Chỉ nghĩ rằng con chậm phát triển, lên 3, chị vẫn cho con đi học bình thường như những đứa trẻ khác.
Nhưng 5 tuổi, con vẫn không thể nói trôi chảy hay diễn đạt trọn câu. Chị Phương vội đưa con tới Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra thì nhận được kết quả, con mình bị chứng tự kỷ dạng nhẹ. Chồng chị không chấp nhận được sự thật này, còn chị Phương chỉ biết ôm con vào lòng mà rơi nước mắt. Bản thân chị cũng hiểu rằng, trước mắt sẽ là một cuộc chiến rất dài.
Thời điểm ấy, chị Phương đang làm hành chính – nhân sự cho một công ty xây dựng ở Hà Nội. Công việc sáng 7 giờ đi, 5 giờ về; chồng lại đi làm xa, buộc chị phải gửi con về quê cho bà nội trông giúp.
Nghĩ con càng cần mẹ đồng hành trong giai đoạn này, vì thế, chị xin nghỉ công việc đã gắn bó 7 năm, đón con lên Hà Nội để tiện chăm sóc.
Công việc làm lao công giúp chị có nhiều thời gian để chăm sóc con
Năm 2017, chị Phương mang bầu lần thứ 2. Điều này càng khiến chị chật vật hơn khi đi xin việc. Để duy trì nguồn thu nhập, chị nhận nhập dữ liệu tại nhà cho một công ty kế toán.
Nhưng công việc này cũng chỉ kéo dài 1 năm do yêu cầu nhân sự phải có mặt tại nơi làm việc. Lúc này, chị Phương đành “đánh liều” đi làm shipper – công việc vừa linh động thời gian lại có tiền ngay. Buổi tối, chị cũng tranh thủ nhập thêm hoa quả về bán online.
Quãng thời gian này với chị Phương có lẽ “chật vật nhất trong cuộc đời”. “Hôm nào có nhiều cuốc, 5 giờ tôi đã có thể về với con. Nhưng có những hôm chỉ còn một chút nữa thôi sẽ tích lũy đủ điểm thưởng, tôi lại địu cả con đi ship hàng cùng. Lúc đó con mới chỉ hơn 5 tháng tuổi, nhưng tôi không nghĩ được gì nhiều; chỉ biết rằng, mình phải làm mọi thứ để kiếm ra tiền”.
Hai đứa trẻ tự chơi khi mẹ đi làm
Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Phương lại xin đi làm shipper giao nhận thịt bò ba chỉ Mỹ cho các cửa hàng tiện lợi. Vị quản lý ngần ngại khi thấy một người phụ nữ có dáng người nhỏ thó, xanh xao xin ứng tuyển vào vị trí giao hàng lên tới hơn 1 tạ mỗi chuyến.
Nhưng sau khi lắng nghe hoàn cảnh, chị vẫn được công ty tạo điều kiện nhận vào với thù lao 10.000 đồng/ đơn cùng tiền hỗ trợ doanh số.
Chỉ giao hàng trong giờ hành chính, chị Phương được một vài người mách đi làm thêm việc thu gom rác, chỉ cần tranh thủ buổi sáng sớm và chiều muộn, khi xe cẩu tới ép rác. Thấy thời gian phù hợp, chị lại xin đi làm thêm.
Thời điểm các con đi học ở trường, chị vừa giao hàng, vừa dọn rác. Tranh thủ buổi trưa, chị còn đi bưng bê. Đến khi các con nghỉ hè, chị buộc phải đưa hai con, đứa 3 tuổi, đứa 11 tuổi đi theo trong lúc mẹ làm việc.
Gần 6 năm trôi qua đã tôi luyện cho chị Phương sự mạnh mẽ và không còn khóc nhiều như trước. “Tôi biết, nếu bản thân mình không cố gắng, cũng sẽ chẳng có ai có thể giúp được mình.
Khi đi dọn rác, nhiều đồng nghiệp vẫn hay trêu rằng: “Cố làm gì, nếu nó học không được thì lại đi theo tiếng kẻng của mẹ”. Tôi chỉ biết cười cho qua, nhưng thâm tâm vẫn mong con có được những kiến thức cơ bản về xã hội, có thể giao tiếp bình thường, sau đó lập gia đình và tìm được một nghề phù hợp để nuôi sống bản thân”.
Kể từ ngày con bị bệnh, chị Phương luôn cố gắng cho con tham gia vào các lớp học bổ trợ. Không có tiền, chị đi vay bạn bè 20 triệu, trả học phí mỗi buổi 250.000 đồng, tức gấp rưỡi lương của mẹ. Chỉ đến khi không thể kham nổi học phí, tiền sinh hoạt cũng đã cạn, chị đành phải cho con nghỉ.
“Thời điểm ấy, tôi luôn tự trách bản thân vì không lo được cho con. Có những lúc tôi nghĩ, hay cứ mặc kệ, có ra sao thì ra, nhưng khi nghĩ đến các con, tôi lại kìm nén để tiếp tục nỗ lực. Mong muốn của tôi lúc đó chỉ là cố gắng lo cho các con để có một tương lai sáng hơn”.
Dù vậy, đến nay, con trai lớn đáng lẽ đã lên lớp 5, nhưng vì học chậm hơn các bạn tới 2 năm lớp 1, nên mới chỉ học đến lớp 4. Chị Phương đang tính sẽ cho con học lại khối lớp này để kiến thức vững vàng hơn.
Từng là người duy nhất trong lớp đỗ đại học, nhưng chị Phương đành tạm gác lại sự nghiệp của mình.
Thời gian đầu khi mới đi thu gom rác, mỗi lần trở về nhà, mùi rác ám vào người nhưng chưa kịp thay quần áo, các con bảo “Mẹ đi ra ngoài kia đi, mẹ hôi lắm!” khiến chị rơi nước mắt vì chạnh lòng. Nhưng giờ đây, những đứa trẻ hiểu chuyện hơn nên đã biết giúp đỡ mẹ.
Có những hôm thấy mẹ nhặt chai lọ để vào một góc, những lần sau đi theo, hai đứa trẻ đã biết chạy lại, nhặt rồi đưa cho mẹ “để bán đi lấy tiền mua rau”.
Thế nên, khi nhiều người hỏi: “Bố mẹ nuôi 4 năm ăn học, giờ đi dọn rác có phải lãng phí không?”, chị Phương đều trả lời rằng, có nhiều lý do để mình chọn lựa nghề này.
“Tôi không ngại khổ, bởi làm nghề nào cũng được, miễn nuôi sống bản thân và có nhiều thời gian đồng hành cùng con. Những lúc cảm thấy tủi thân, tôi thường tự nghĩ “những thứ rác đó giống như ngày xưa, khi mình giúp mẹ đi bón phân ruộng vậy” để tự động viên mình nỗ lực và không còn cảm thấy tự ti với công việc này nữa”, chị Phương nói.
Thúy Nga - Lê Anh Dũng
Sinh con ra với cơ thể mềm oặt, bàn tay gập xuống tím đen, bất thường, nhưng chị San chưa bao giờ từng thôi hy vọng. 17 năm sau, cậu bé ngày nào đã làm nên điều kỳ tích.