当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Những đãi ngộ đối với giáo viên được đưa ra trong dự thảo Luật Nhà giáo_nhận định monterrey nữ

Dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo có một chương về chính sách,ữngđãingộđốivớigiáoviênđượcđưaratrongdựthảoLuậtNhàgiánhận định monterrey nữ đãi ngộ đối với nhà giáo, ở các điều 25 và 26. Nhà giáo là người được tuyển dụng, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo dự thảo, tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau:

- Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

- Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc và vùng, theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt; thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.

Nhà giáo khi được tuyển dụng, xếp lương lần đầu sẽ được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh sẽ do cơ sở giáo dục quyết định, bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương. 

Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.

Chính phủ sẽ quy định chi tiết tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.

nhà giáo.JPG
Nhiều đãi ngộ đối với nhà giáo đang được đưa ra trong dự thảo Luật Nhà giáo và lấy ý kiến.

Cũng theo dự thảo, chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm:

- Trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng;

- Chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp;

- Miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác;

- Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái; dạy tăng cường hoặc dạy liên trường; hoặc phải di chuyển để dạy ở điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc;

Ngoài các chính sách chung này, nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, dạy giáo dục hòa nhập; dạy tiếng dân tộc thiểu số; dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số hỗ trợ sau:

- Bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, Tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định;

- Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng.

Ngoài ra, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với viên chức và các chính sách hỗ trợ khác nếu có.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách hỗ trợ để nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguồn tài chính hợp pháp của địa phương, cơ sở giáo dục.

Dự thảo Luật Nhà giáo đang trong quá trình hoàn thiện, lấy ý kiến các bên liên quan.

Tại sao Bộ GD-ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo?

Tại sao Bộ GD-ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo?

Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo trình tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua đã không còn quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, so với dự thảo công bố lần đầu.

分享到: