Nhóm dẫn đầu của cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công
Theảicáchthủtụchànhchínhđểkhôngngừngcảithiệnmôitrườngđầutư giai vo dich tho nhi kyo UBND tỉnh Bình Định, ngay từ đầu năm 2023, thực hiện các quyết định giao kế hoạch vốn của Thủ tướng và HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công năm 2023 từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đến từng chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các đơn vị, địa phương chủ động triển khai có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.
Cùng với đó, tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển, tập trung xây dựng hoàn thành các công trình trọng điểm.
Để giải ngân hiệu quả các dự án, công trình đầu tư công, UBND tỉnh Bình Định cũng tổ chức nhiều hội nghị về triển khai, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn.
Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, chỉ đạo các cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các đơn vị, địa phương trong rà soát văn bản còn thiếu, kịp thời tập hợp các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, địa phương để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình; đã thành lập bốn Tổ công tác liên ngành của tỉnh nhằm tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện và đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương thụ hưởng.
Với những nỗ lực đó, đến nay kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Bình Định đã đạt hiệu quả khá tích cực và nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ giải ngân thuộc nhóm dẫn đầu của cả nước.
Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Định, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 do tỉnh quản lý đến ngày 25/11/2023 là 7.192,1 tỷ đồng. So với kế hoạch Thủ tướng giao là 7.630,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân 94,25%; so với kế hoạch HĐND tỉnh giao là 9.634,1 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân 74,65% kế hoạch vốn.
Với kết quả giải ngân vốn đầu tư công đó, hiện tỉnh Bình Định xếp thứ 14/63 địa phương cả nước và đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công…
Kết quả này cho thấy những nỗ lực trong lãnh chỉ đạo và tổ chức triển khai, rà soát, đôn đốc và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn liên quan để thúc đẩy giải ngân vốn đầu công tại địa phương này vừa qua là đúng hướng, mang lại hiệu quả thiết thực. Đây cũng là cơ sở, nền tảng để năm 2024, Bình Định tiếp tục là địa phương có nhiều điểm sáng trong giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Cải cách thủ tục hành chính để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã phê duyệt Quyết định số 4147 ban hành “Quy chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và PCCC trên địa bàn tỉnh” (gọi là “Quy chế thực hiện dự án đầu tư”).
Theo đó, “Quy chế thực hiện dự án đầu tư” hệ thống hóa về trình tự thủ tục, thời gian và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phối hợp giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và PCCC trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả trình tự thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; công tác xác định giá đất cụ thể).
Quy chế nêu rõ, tổng thời gian giải quyết tất cả các thủ tục để triển khai các dự án ngoài Khu kinh tế, Khu công nghiệp UBND tỉnh rút ngắn xuống chỉ còn 118 ngày (quy định hiện nay là 242 ngày) được thực hiện qua 06 bước nộp hồ sơ nhờ thực hiện song song; Đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan đến nhau; trong đó, thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc giải phóng mặt bằng” được thực hiện đồng thời với thủ tục “Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng” ngay sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; nhờ đó, không kéo dài, làm ảnh hưởng đến quỹ thời gian 118 ngày. Đây là một trong những điểm nhấn của “Quy chế thực hiện dự án đầu tư”.
Các dự án trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh thực hiện cũng được UBND tỉnh rút ngắn thời gian giải quyết còn tổng cộng 60 ngày với trình tự, thủ tục các bước thực hiện cụ thể.
Đáng chú ý, UBND tỉnh yêu cầu cơ quan chủ trì giải quyết thủ tục hành chính phải chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan khác để giải quyết trong thời hạn quy định theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý; không được đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; tuyệt đối tránh tình trạng chờ nhà đầu tư liên hệ rồi mới xem xét, giải quyết…
Để tổ chức triển khai thực hiện, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc triển khai, thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng cẩm nang tóm tắt về quy trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư theo nội dung Quy chế này để thông tin, tuyên truyền và công khai rộng rãi phục vụ cho công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, làm đầu mối tiếp nhận thông tin và phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan giải quyết có khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình tổ chức thực hiện.
UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh xây dựng bổ sung tính năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đảm bảo cho việc theo dõi, quản lý tình hình, kết quả giải quyết các thủ tục hành chính liên quan được tích hợp thống nhất trong hồ sơ của dự án đầu tư. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh định kỳ hằng tháng về tình hình giải quyết thủ tục hành chính của các hồ sơ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Cùng với “Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định” được UBND tỉnh ban hành thì “Quy chế thực hiện dự án đầu tư” tiếp tục thể hiện sự quyết tâm đổi mới, cải cách thủ tục hành chính để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương…
Chuyển đổi tư duy từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ” Tại lễ công bố quy hoạch tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh cam kết đổi mới sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành theo tinh thần “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá”. Chuyển đổi tư duy từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ” lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; Đồng thời, nâng cao đạo đức công vụ, lấy lợi ích, hạnh phúc và sự hài lòng của người dân là thước đo của sự phát triển. “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không đùn đẩy né tránh trách nhiệm; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển theo quy hoạch tỉnh” – Chủ tịch Bình Định cam kết. TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, xu hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu, Bình Định càng đi sau thì càng phải kiến tạo, kiên trì về phát triển xanh. Bình Định phải nắm bắt chính sách của Chính phủ để đi nhanh vào thị trường carbon nhằm tạo lợi thế cạnh tranh; ưu tiên phát triển các dự án điện gió ngoài khơi để chuyển đổi năng lượng nhằm phục vụ kinh tế xanh. |
Nguyễn Hiền - D.Phúc