Lê Minh Hằng: "Hot girl" đấu kiếm
Trong làng đấu kiếm Việt Nam,ữngnữVĐVtuổiHổtàinănghứahẹntỏasángtrongnăkết quả vđqg đức cái tên Lê Minh Hằng thực sự gây chú ý. VĐV sinh năm 1998 chỉ mới tập đấu kiếm nhưng đã giành ngay tấm HCB ở SEA Games 30.
Không chỉ tài năng mà còn sở hữu ngoại hình vô cùng xinh đẹp không thua kém bất kỳ "hot girl" nào, Minh Hằng trở thành tâm điểm mỗi khi xuất hiện.
Vẻ đẹp hút hút của Lê Minh Hằng |
“Là con gái theo môn thể thao đấu kiếm nhưng ngoài đời mình khá bánh bèo. Mình rất thích mặc váy, thích phong cách nữ tính, nàng thơ dù đang theo nghề vận động viên chuyên nghiệp”,Minh Hằng chia sẻ.
Trong năm 2022, mục tiêu lớn nhất của Minh Hằng là đổi màu tấm huy chương tại SEA Games 31 được tổ chức trên sân nhà.
Thu Trang: Nghị lực của nhà vô địch
Nhắc đến Phạm Thị Thu Trang, người hâm mộ sẽ nhớ đến một nữ VĐV Điền Kinh với thân hình thấp bé nhưng sở hữu nghị lực to lớn, đã vượt qua chính mình để mang về tấm HCV quý giá tại SEA Games 30 ở nội dung đi bộ 10km.
Ít ai ngờ Thu Trang chỉ là VĐV thuộc diện bổ sung dự SEA Games, được triệu tập lên đội tuyển ngay trước ngày đoàn thể thao Việt Nam lên đường sang Philippines năm 2019.
Thu Trang lần đầu tham dự SEA Games đã giành HCV môn đi bộ |
Sinh năm 1998, ở vùng quê nghèo tại Chương Mỹ, Hà Nội, Thu Trang tham gia tổ chạy dài của đội tuyển Hà Nội từ năm 2013. Để có thêm thu nhập, Thu Trang còn đi làm xe ôm, phụ bếp.
Ước mơ của Thu Trang là giúp bố mẹ sửa lại căn nhà cũ, cùng với đó là mục tiêu bảo vệ tấm HCV ở SEA Games 31 tại Việt Nam.
Phạm Hồng Lệ: Của hiếm đất Võ
Phạm Thị Hồng Lệ là người mở hàng cho điền kinh Việt Nam tại SEA Games 30 khi tham dự nội dung marathon nữ và giành HCĐ với thành tích 3 giờ, 02 phút 52.
Để có được tấm HCĐ này là nỗ lực phi thường của Phạm Thị Hồng Lệ. Những khoảnh khắc của cô trên đường chạy New Clack City, Philippines ngày 6/12/2019 trở thành “Khoảnh khắc ấn tượng nhất năm” tại Cúp Chiến thắng 2019.
Phạm Hồng Lê tiến bộ không ngừng |
Đó là khoảnh khắc cô gái đất Võ gục xuống ở vạch đích mà không hề biết mình đã có huy chương. Hồng Lệ phải thở bình oxy và chườm đá liên tục trong phòng cấp cứu.
Sau SEA Games 30 chứng kiến cú bứt phá của Hồng Lệ khi cô giành rất nhiều thành tích cao ở các giải chạy trong nước, đáng chú ý là tấm HCV và phá kỷ lục quốc gia ở giải điền kinh VĐQG 2021. Với những gì đã làm được, VĐV người Bình Định hoàn toàn có quyền mơ về tấm HCV SEA Games 31.
Nguyễn Thảo My: Văn võ song toàn
Năm 2014, cái tên Nguyễn Thảo My gây sửng sốt với làng golf Việt Nam khi vô địch giải quốc gia khi mới tròn 16 tuổi. Hai năm sau, cô đỗ vào trường đại học North Carolina danh tiếng của Mỹ. Vừa học vừa chơi golf, Thảo My trở thành nữ golfer số 1 Việt Nam.
Sau SEA Games 30, Nguyễn Thảo My quyết định lên chơi chuyên nghiệp. Đây là quyết định rất khó khăn của VĐV sinh năm 1998, tuy nhiên cô đã có một lựa chọn hoàn toàn đúng đắn để phát triển sự nghiệp.
Nữ golfer chuyên nghiệp Nguyễn Thảo My |
"Lên chuyên nghiệp có nhiều khó khăn, nhưng mang lại nhiều cảm hứng chơi golf với tôi. Để có được như ngày hôm nay, tôi đặc biệt cảm ơn bố. Sự thúc ép của bố chiếm tới 80%, còn lại là nỗ lực bản thân", Thảo My chia sẻ.
Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Thảo My sở hữu chức vô địch trẻ quốc gia mở rộng 2014, 2015, 2016; vô địch nghiệp dư nữ quốc gia (năm 2014; 2015 và 2019); vô địch đối kháng quốc gia 2016; VĐV tuyển quốc gia dự Asiad 2014, SEA Games 2015, 2017, 2019. Tuyển thủ chính thức ĐH North Carolina thi đấu tại hệ thống NCAA (Mỹ), từng lọt Top 250 trên BXH các golfer nghiệp dư thế giới (WAGR).
Phạm Nguyệt Anh: Từ U19 lên thẳng ĐTQG
Năm 2016, U19 bóng chuyền nữ Việt Nam đi vào lịch sử, gây sốc ở giải trẻ châu Á khi đánh bại Hàn Quốc 3-1 và lọt vào bán kết, sánh cùng các đội bóng mạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Nguyệt Ánh là một trong những cái tên chơi rất xuất sắc ở giải đấu năm đó.
Nguyệt Anh ghi dấu ấn ở giải trẻ |
Đến với bóng chuyền khá muộn năm 15 tuổi, nhưng với niềm đam mê lớn cùng tinh thần nỗ lực mạnh mẽ nên Nguyệt Anh có sự phát triển về chuyên môn rất nhanh. Hiện tại Nguyệt Anh đã có tên trong đội 1 của Thông tin LienVietPostBank. Cô chơi ở vị trí chủ công và đối chuyền.
Sau mùa giải 2021 thành công với ngôi vô địch quốc gia, Nguyệt Anh chính thức được triệu tập lên ĐTQG tham dự SEA Games 31. Cao 174 cm, không phải là lý tưởng nhưng cô vào đà nhanh, sức bật tốt, những pha xử lý ổn định, Nguyệt Anh mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Cô chính là một trong những VĐV tuổi Hổ rất đáng chờ đợi trong năm Nhâm Dần 2022.
Nguyễn Thu Hoài: Tài sắc vẹn toàn
Nguyễn Thu Hoài cao 1m73, sinh ngày 16/9/1998 tại Thái Bình. Tay đập 9X chơi ở vị trí chuyền hai, từng đi vào lịch sử bóng chuyền nữ Việt Nam khi là cây chuyền hai đầu tiên giành được danh hiệu chuyền hai xuất sắc nhất tại giải bóng chuyền trẻ Vô địch Đông Nam Á 2016.
Thu Hoài đẹp lung linh đón Tết |
Với sự tiến bộ rất nhanh, VĐV quê Thái Bình được HLV Thái Thanh Tùng gọi lên ĐTQG tham dự VTV Cup 2016. Từ đó đến nay, Thu Hoài thường xuyên góp mặt ở đội U23 và đội tuyển bóng chuyền quốc gia Việt Nam.
Thu Hoài là gương mặt nổi bật nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam |
Ngoài tài năng được khẳng định, Thu Hoài còn luôn là tâm điểm trên sân mỗi khi cô xuất hiện. VĐV sinh năm 1998 sở hữu một vẻ đẹp rất đáng yêu, nụ cười tươi cùng đôi mắt to.
Diệp Chi
Daniil Medvedev đã trải qua trận đấu kéo dài tới 4 giờ 42 phút với hạt giống số 9 Auger Aliassime. Tay vợt số 2 thế giới để thua 2 set đầu rồi ngược dòng thắng 3 set sau đó để góp mặt ở bán kết Australian Open 2022.