- Đã tròn một năm nay,ọctiếngAnhquaSkypevớingườibảnxứmẹViệtkhôngphảilặnlộiđónđưkết quả truc tuyến 2 buổi/ tuần, cứ đến giờ là bé Hoàng My (8 tuổi) lại ngồi trước màn hình máy tính để học tiếng Anh qua công cụ Skype với một cô bé 15 tuổi đang ngồi cách Hà Nội khoảng 10 giờ bay.
Ảnh minh họa |
Cô bé 15 tuổi người Úc là con của một cô giáo từng dạy chị Hoàng Thị Thanh Thủy – mẹ bé My – hồi chị còn học ở ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Chị Thủy là một bà mẹ rất kỹ tính trong việc chọn giáo viên cho con. Như nhiều phụ huynh khác, chị đề cao tầm quan trọng của môn tiếng Anh với việc học tập và tương lai con sau này. Nhưng ngay từ đầu, chị không chọn cho con tới trung tâm ngoại ngữ.
“Giáo viên nước ngoài ở Việt Nam đa phần là Tây ba lô, không qua trường lớp đào tạo chính quy, còn giáo viên giỏi, có bằng cấp thì chị không đủ khả năng tài chính. Từ trước tới giờ chị đều tự tìm hiểu và chọn giáo viên cho con. Chị cho rằng, điều quan trọng của việc học một ngôn ngữ là hai người phải hiểu nhau. Việc này bạn nhỏ lớp 9 kia làm rất tốt. Bạn ấy cũng có khả năng điều tiết buổi học rất tuyệt vời. Người lớn đôi khi lại không hiểu ngôn ngữ và tâm lý của trẻ con” – chị Thủy chia sẻ.
Bà mẹ này cho biết, con chị cũng từng học giao tiếp với giáo viên bản xứ người Mỹ, nhưng kết quả tốt nhất mà bé đạt được là trong một năm học với cô bé lớp 9 kia.
Theo chị, có 3 yếu tố quyết định sự thành công của cách học qua Skype, đó là: con phải tập trung, hứng thú; người dạy phải hiểu con, biết cách dẫn dắt và bố mẹ phải hiểu, lên chương trình và kiểm soát được chương trình học.
“Chị là người đưa giáo trình cho hai chị em tự học. 3 tháng đầu, chị còn ngồi kèm xem các con học cái gì, nhưng giờ hai đứa nói với nhau, chị nghe nhiều khi còn không hiểu nổi” – chị Thủy cười nói.
Chị chia sẻ, năm lớp 2, bé My là một trong 10 bạn đạt điểm cao nhất môn tiếng Anh khi thi học bổng của trường. Tuy nhiên, chị cho rằng kết quả này cũng là nhờ bé My tự học tiếng Anh ở nhà khá nhiều, ngày nào cũng nghe, đọc, xem, nói, thậm chí là viết nhật ký bằng tiếng Anh.
Học phí mà chị trả cho cô bé người Úc là 150 nghìn cho 35 phút gia sư.
Hình ảnh và thông tin về giáo viên được đưa khá rõ ràng trên một website cung cấp dịch vụ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài qua Skype. |
Khác các phụ huynh khác, chị Thủy không chọn giáo viên qua trung tâm tiếng Anh. Tuy nhiên, hình thức học này đang được khá nhiều phụ huynh quan tâm và cho con theo học thông qua các trung tâm học ngoại ngữ trực tuyến.
Gõ từ khóa “học tiếng Anh qua Skype” trên công cụ tìm kiếm Google, kết quả trả về là rất nhiều trung tâm cung cấp những khóa học một thầy một trò thông qua Skype. “Click” ngẫu nhiên vào một trung tâm, thông tin về các khóa học, lộ trình học, giáo viên, học phí được đăng tải rất rõ ràng trên website.
Mức học phí được chia thành 2 loại, một loại với giáo viên châu Á (Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…) có giá 875 nghìn đồng/ 10 tiết học - tương đương 87 nghìn đồng/ tiết kéo dài 25 phút. Nhưng với giáo viên bản ngữ (Anh, Mỹ, Úc, New Zealand…), học phí sẽ là 1,85 triệu đồng/ 10 tiết – tức 185 nghìn đồng/ tiết, cao gấp đôi so với giáo viên châu Á. Thông tin và hình ảnh các giáo viên cũng được công khai trên website để người học lựa chọn.
Mức học phí của mỗi khóa học khác nhau giữa giáo viên châu Á và giáo viên bản xứ. |
Khác với hình thức học “online” cũ - là người học chỉ tiếp nhận một chiều kiến thức từ giáo viên mà không có sự tương tác thì phương pháp học “online” qua Skype này vẫn đáp ứng được nhu cầu tương tác giữa thầy và trò.
Tuy nhiên, theo chị Thủy, điểm yếu của học qua Skype sẽ không thuận lợi với kỹ năng Viết so với cách học truyền thống.
Chị Phương Anh cũng là một phụ huynh cho con học với giáo viên nước ngoài qua Skype đã được 5 tháng. Qua trung tâm, chị chọn một giáo viên người Philippines với mức học phí 70 nghìn cho tiết học 25 phút.
“Học ở trung tâm và học qua Skype đều có ưu nhược điểm riêng. Học trung tâm con có bạn bè và làm việc nhóm. Tuy nhiên học trung tâm thời gian con nói chuyện trực tiếp với thầy sẽ hạn chế hơn vì thời gian của giáo viên là chung cho cả lớp. Thời gian học ở trung tâm là cố định nên nếu nghỉ sẽ mất buổi, còn học ‘online’ 1-1 thì thời gian linh động, nếu con bận thì báo nghỉ, sẽ được học bù buổi khác”.
Chị Phương Anh cho biết, chị cho con học online qua skype với mong muốn có người nói chuyện tiếng Anh với con là chính, không quan tâm nhiều đến nội dung học mặc dù giáo viên có chuẩn bị giáo trình phù hợp với con và cô trò bám theo đó để học.
Ngoài lớp học Skype này, chị cũng có cho con học một lớp dạng trung tâm do một cô giáo rất tâm huyết với tiếng Anh đứng lớp, có mời thêm giáo viên nước ngoài về dạy. Ở nhà, chị cho con học tiếng Anh qua nhiều hình thức khác nhau: xem Youtube, đọc truyện, nghe truyện tiếng Anh… Bà mẹ này cho rằng, tùy vào từng giai đoạn và điều kiện để lựa chọn việc học ở đâu và hằng ngày sẽ tiếp xúc với tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả.
Cũng chọn cho 2 con một giáo viên người Philippines, chị Diệu Thúy chia sẻ, chị mới cho các cháu – một bạn học lớp 3, một bạn học lớp 1 – học được 3 tháng. Theo chị, trẻ nào có khả năng tập trung tốt thì cách học này rất ổn.
“Đứa nhỏ nhà mình đang học lớp 1 thì học rất tốt, bạn nói chuyện với cô rất tự tin. Cháu có khả năng tập trung tốt nên nghe tốt, cô giáo khen. Học theo hình thức này nhàn, không phải đưa đón mà mình cũng biết được luôn chất lượng học tập con mình sao. Nhưng với cậu lớn là con trai nên khá nghịch, thì cách học ở trung tâm có nhiều trò chơi sẽ phù hợp với bạn ấy hơn. Với bạn này, mình luôn phải ngồi bên cạnh trợ giảng hỗ trợ cho con thì mới ổn được”.
Cùng chia sẻ này, chị Đặng Hồng Hạnh cũng vẫn đang cho con học cả 2 phương pháp: truyền thống và qua Skype. Con lớn của chị đang học lớp 2, đã học Skype được một năm rưỡi, còn bé nhỏ 5 tuổi mới học được 2 tháng.
“Học qua skype mình thấy con tiến bộ về kỹ năng nghe, khả năng tự giải thích vấn đề với cô. Do con tự nghe hoàn toàn bằng tiếng Anh nên mình nhận thấy kỹ năng đọc của con khá tốt” – chị chia sẻ.
Nguyễn Thảo