Cách đây 80 năm,ưliệuquývềthànhlậpĐộiViệtNamtuyêntruyềngiảiphóngquâkq seri a thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (bản viết tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sao nguyên văn bản chỉ thị gốc của Bác) trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: MC. |
Nhắc lại sự kiện này, trong cuốn hồi ký Từ nhân dân mà ra, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, trước ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, để đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng đó là “Cuộc đấu tranh bây giờ phải đi từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự”, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ định ông đảm nhiệm công tác thành lập lực lượng vũ trang tập trung, đồng thời, Người bắt đầu phác thảo ra nhưng nét chính về Đội Việt Nam giải phóng quân.
Sau đó, Người đã gặp ông (đồng chí Văn) và đồng chí Lê Quảng Ba để thông qua kế hoạch thành lập và Người thêm hai chữ 'tuyên truyền' vào tên đội Việt Nam giải phóng quân. Người căn dặn: 'Nhớ bí mật: Ta ở Đông, địch tưởng là ở Tây. Lai vô ảnh, khứ vô hình'”.
Ngày 21/12/1944, một ngày trước lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trao một bức thư nhỏ của mình được đặt trong một bao thuốc lá cho đồng chí Văn. Bức thư nhỏ đó chính là bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
5 giờ chiều, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ngày nay), đồng chí Văn được ủy nhiệm thay mặt Đoàn thể tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và vạch rõ nhiệm vũ của Đội với Tổ quốc. Đội có 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Đội trưởng là đồng chí Hoàng Sâm (tức Trần Văn Kỳ). Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch). Đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch - Tình báo. Đồng chí Văn Tiên (tức Lộc Văn Hùng) làm quản lý. Trong buổi thành lập, Đội đã tuyên đọc Mười lời thề danh dự của Đội quân giải phóng Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện bài viết này, người viết đã cố gắng liên hệ với các cơ quan Lưu trữ của Đảng, Nhà nước và Bộ quốc phòng để tiếp cận bản chỉ thị gốc. Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh đấu tranh bí mật lúc bấy giờ, nên hiện nay bản gốc chỉ thị do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết gửi Tướng Giáp đã bị thất lạc.
Rất may, với tinh thần và trách nhiệm của một vị Tướng từng dạy môn Sử, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã để lại cho hậu thế một bản viết tay sao nguyên văn bản gốc của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bản viết tay này được ông thực hiện trên 2 trang giấy tương đương khổ A5. Ở cuối văn bản, Đại tướng đã ghi chú rất cẩn thận và rõ ràng, có cả chữ ký xác nhận của ông.
Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị cho một đơn vị bộ đội trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng tại hang Nhị Thanh - tỉnh Lạng Sơn năm 1950. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. |
Bản chỉ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có 338 từ, tuy nhiên nó lại chứa đựng những nội dung rất to lớn. Đây là một văn kiện lịch sử quan trọng, có tính chất như một Cương lĩnh quân sự vắn tắt của Đảng, thể hiện tầm nhìn chiến lược thiên tài của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển đội quân chủ lực - lực lượng nòng cốt của đấu tranh vũ trang cách mạng. Điều này được thể hiện rất rõ ở từng từ, từng chữ trong bản Chỉ thị của Người.
Thứ nhất, Chỉ thị đã chỉ ra những nguyên tắc xây dựng đội quân chủ lực. Ngay từ những chữ viết đầu tiên trong bản Chỉ thị, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ quan quan điểm của Người về nguyên tắc xây dựng đội quân chủ lực, đó là lấy chính trị làm gốc, lấy tuyên truyền là nền tảng cho các hoạt động quân sự. Người viết: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là một đội tuyên truyền”.
Quan điểm chỉ đạo xây dựng lực lượng nòng cốt, coi “Chính trị trọng hơn quân sự”, coi “tuyên truyền trọng hơn tác chiến” không có nghĩa là Người tuyệt đối hóa yếu tố này mà xem nhẹ yếu tố kia. Điểm cốt lõi ở đây là Người mong muốn đội quân chủ lực của cách mạng phải thấm nhuần hệ tư tưởng vô sản, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc...
Trên cơ sở đó, xây dựng cho mình phẩm chất chính trị vững chắc, tư tưởng cách mạng đúng đắn, để có thể đảm đương nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, làm cho quần giác ngộ, tin tưởng và đi theo cách mạng.
Thứ hai, chỉ ra phương pháp xây dựng đội quân chủ lực - nòng cốt của đấu tranh vũ trang “toàn dân”. Không chỉ xác định rõ nguyên tắc xây dựng đội quân chủ lực, Chỉ thị còn xác định phương thức tuyển chọn, huấn luyện, xây dựng lực lượng ba thứ quân, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của đội quân chủ lực và mối quan hệ giữa đội quân chủ lực với các đội vũ trang địa phương.
Trong Chỉ thị, lãnh tụ Hồ Chí Minh viết: “sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”. Đây chính là phương pháp tuyển chọn của Người dựa trên nhân tính, nhân cách, nhân tố của con người, chứ không phải là cách chọn thuần túy theo kiểu “so bó đũa, chọn cột cờ”.
Chọn những cán bộ, du kích “kiên quyết nhất”, tức là chọn những người có tác phong quân sự mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; biết nắm bắt và xử lý linh hoạt, mau lẹ, dứt khoát, hiệu quả mọi tình huống mới nảy sinh... Chọn những cán bộ, du kích “hăng hái nhất”, tức là chọn những người tâm huyết, nhiệt tình cách mạng, luôn có chí tiến thủ, tinh thần tiến công, xung kích đi đầu, không sợ khó khăn, gian khổ, không sợ hiểm nguy...
Đối với việc xây dựng lực lượng ba thứ quân, Người viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương, cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện.
Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. Đối với các đội vũ trang địa phương, đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.
2. Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến”.
Tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh là xây dựng lực lượng vũ trang “toàn dân”. Người không chỉ đề ra cách thức xây dựng lực lượng ba thứ quân gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích mà còn chỉ ra cả mối quan hệ giữa đội chủ lực và đội vũ trang địa phương, đó là: gắn bó, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong xây dựng và tác chiến, để cùng nhau phát triển. Trong đó, đội quân chủ lực phải phát triển dần lên quy mô lớn, phải luôn tỏ rõ vai trò là “đội quân đàn anh”. Đội vũ trang địa phương là lực lượng trực tiếp bổ sung lực lượng cho quân chủ lực.
Sau này, tư tưởng và chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh về xây dựng lưỡng vũ trang ba thứ quân còn tiếp tục được hoàn chỉnh theo quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đó là: từ xây dựng các đội tự vệ, đội du kích đến xây dựng đội chủ lực, từ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đến Việt Nam giải phóng quân thống nhất lực lượng vũ trang trong cả nước đến Vệ quốc đoàn, Quân đội nhân dân, Quân giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân cách mạng chính quy, hiện đại.
Ngoài ra, trong bản chỉ thị, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn chỉ ra cách đánh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: “Về chiến thuật, vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô hình”. Theo Người, trong chiến tranh toàn dân phải đánh địch bằng mọi cách: đánh du kích và tác chiến tập trung.
Quy luật phát triển về cách đánh của quân đội ta đi từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến tập trung và kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức tác chiến đó để tiêu hao tiêu diệt địch.
Ở phần cuối của bản Chỉ thị, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn khẳng định sự lớn mạnh, phát triển của đội quân chủ lực: “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội quân đàn em khác.
Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.
Có lẽ, đây không đơn thuần chỉ là dự báo của lãnh tụ Hồ Chí Minh về sự lớn mạnh của đội quân chủ lực trong tương lai, mà đó còn là sự khẳng định chắc chắn (mang tính logic) của Người: Nếu đội quân chủ lực của cách mạng thực hiện đúng đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, tổ chức tốt công tác chính trị, công tác tuyên truyền kết hợp với công tác quân sự, thực hiện đúng các nguyên tắc, phương pháp, cách thức hành động,... như các nội dung mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đề cập trong bản Chỉ thị, thì sớm hay muộn đội quân chủ lực cũng sẽ nhanh trưởng thành, lớn mạnh.
Và thực tế lịch sử đã chứng minh, những nội dung kết luận của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong bản Chỉ thị đã trở thành hiện thực. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đội quân chủ lực ban đầu do Hồ Chí Minh sáng lập đã trở thành Đội quân hùng mạnh, chính quy, hiện đại, đã đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng dân tộc, cũng như thống nhất đất nước.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
顶: 8踩: 127
评论专区