Các nhà sư đại diện cho cộng đồng Phật giáo ở 5 quốc gia: Lào,àsưhànhhươngquaquốcgiakêugọisốngvìhoàbìnhtôntrọnglẫkết quả bóng đá moldova Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam |
Chiều ngày 15/10, tại chùa Prathatphangau thuộc quận Chiang Saen, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan đã diễn ra lễ khai mạc ‘Chương trình giao lưu văn hoá tôn giáo tại 5 nước lưu vực sông Mê Kông’ (Dharma Yatra).
Các hoạt động Phật giáo và hành hương của 53 hoà thượng tới từ 5 quốc gia: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam sẽ kéo dài từ ngày 14/10 đến ngày 31/10 tại chính 5 quốc gia này.
Đây là lần thứ 2 chương trình được tổ chức tiếp nối thành công của sự kiện lần đầu tiên vào năm 2017. Các hoạt động tôn giáo xuyên suốt sự kiện nhằm mục đích kết nối, tăng cường giao lưu văn hoá Phật giáo giữa 5 quốc gia Đông Nam Á.
Sự kiện tôn giáo này được biết đến ở Thái Lan với cái tên Dharma Yatra. Dharma có nghĩa là đức hạnh, chính nghĩa, trách nhiệm xã hội, trật tự và quy tắc của vũ trụ. Yatra có nghĩa là hành hương tới thánh địa.
Hoà thượng Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia chương trình. |
Các nhà sư của Thái Lan |
Đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương và các đơn vị đồng hành cùng chương trình Dharma Yatra lần thứ 2 |
Sự kiện Dharma Yatra sẽ bao gồm các cuộc hành hương xuyên biên giới, các bài giảng Phật pháp tại các ngôi chùa ở mỗi địa phương, các hoạt động trồng cây, cầu nguyện… Đoàn đại biểu Việt Nam gồm có hoà thượng Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các hoà thượng tới từ TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Hà Nội.
Đại tướng Pairoj Panichsamai – đại diện chính quyền địa phương phát biểu tại buổi lễ. |
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại tướng Pairoj Panichsamai – đại diện chính quyền Thái Lan đồng thời là chủ tịch buổi lễ - đánh giá, đây là sự kiện đại phước có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Nó thể hiện tinh thần thiện nguyện từ tâm, sự đồng lòng, kiên định với công việc tuyên truyền và bảo vệ đạo Phật, xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó văn minh giữa các tăng ni phật tử 5 nước.
‘Đây cũng là cơ hội để các phật tử trong khu vực cùng nhau trao đổi, học tập văn hoá Phật pháp, phong tục lễ nghĩa. Đồng thời, sự kiện cũng tạo nên sự kết nối sâu sắc, thể hiện sức mạnh tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đồng lòng vì mục tiêu hoà bình và an lạc bền vững trên tất cả các lĩnh vực: văn học nghệ thuật, xã hội, kinh tế’.
Chia sẻ tại buổi lễ, Tiến sĩ Supachai Verapuchong – Chủ tịch Quỹ Verapuchong (đơn vị đồng tổ chức chương trình cùng với Hội Bodhigaya và Học viện Bodhigayavijijalaya) cho biết, sự kiện Phật giáo 5 nước lần này xuất phát từ chùa Prathatphangau (Thái Lan) tới Ratthanchan (Myanmar), sau đó là Điện Biên Phủ (Việt Nam) rồi trở lại Luang Prabang và Vienchan (Lào).
Điểm đến tiếp theo là Udonthani, Sakonnakhon, Nakhonphanom (Thái Lan), sau đó qua cửa khẩu tỉnh Srisaket (Thái Lan) và tổ chức lễ bế mạc tại Siemrat (Campuchia).
Tiến sĩ Supachai Verapuchong – Chủ tịch Quỹ Verapuchong (đơn vị đồng tổ chức chương trình cùng với Hội Bodhigaya và Học viện Bodhigayavijijalaya) |
‘Tôi tin rằng sự kiện Phật giáo lần này sẽ thành công tốt đẹp nhờ vào phần phước thiện mà tất cả quý vị đã cùng nhau làm và một lần nữa được coi là sự kiện lịch sử mà phật tử 5 nước ghi nhận’.
Ông Verapuchong cũng bày tỏ mong muốn Phật pháp được ứng dụng vào cuộc sống và thực hành với tất cả đối tượng vì nền hoà bình của người dân đồng bằng sông Mê Kông.
Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện đối với cộng đồng Phật giáo, hoà thượng Thích Thiện Tâm cho biết: ‘Sự kiện này là bước đầu giúp cho chư tăng phật tử các nước trong khu vực biết được tầm quan trọng của sự đoàn kết trong Phật giáo. Tăng cường tình hữu nghị, hợp tác, hoà bình trong khu vực theo tinh thần của Phật dạy là một truyền thống quý báu, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới có nơi này nơi kia không đoàn kết, thậm chí là không tôn trọng lẫn nhau.
Thông qua các hoạt động trong sự kiện, đặc biệt là chương trình hành hương, các chư tăng, phật tử sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về sự sống chung hoà hợp trong Phật giáo, góp phần cho sự đoàn kết, hoà hợp của dân tộc và khu vực. Đó cũng là chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam’.
Các nhà sư Việt Nam chụp cùng hoà thượng đại diện các nước |
Hoà thượng Thích Thiện Tâm cũng cho biết, giống như các quốc gia khác ở lưu vực sông Mê Kông, các tôn giáo ở Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng luôn đồng hành cùng người dân, và cũng là nơi tiên phong trong các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện các hoạt động bảo tồn văn hoá dân tộc.
‘Chúng tôi giúp mọi người tìm tới một lối sống đơn giản và bình yên hơn thay vì lối sống tiêu dùng như hiện tại. Lối sống này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng môi trường xung quanh.
Thông qua chương trình giao lưu văn hoá và tôn giáo 5 quốc gia này, chúng tôi hi vọng rằng tôn giáo sẽ góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở khu vực sông Mê Kông để cải thiện việc quản lý tài nguyên nước, giảm ô nhiễm cũng như hỗ trợ nguồn năng lượng và thực phẩm lâu dài cho người dân.
Ngoài ra, chúng tôi cũng kêu gọi những người có thẩm quyền chuyển các khoản đầu tư vì lợi nhuận sang đầu tư cho một xã hội bền vững’.
Sau lễ khai mạc, ngày 16/10, chương trình sẽ bắt đầu bằng chuyến hành hương của hơn 500 nhà sư đi từ huyện Mae Sai (Thái Lan) qua biên giới sang thị trấn Tachileik (Myanmar). Các hoạt động trong khuôn khổ chương trình tại Điện Biên, Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 19/10 đến 22/10.
Một số hình ảnh lễ khai mạc ‘Chương trình giao lưu văn hoá tôn giáo tại 5 nước lưu vực sông Mê Kông’ tại chùa Prathatphangau (Thái Lan):
Đoàn rước đầu tiên bước vào sân làm lễ |
Các cô gái Thái biểu diễn điệu múa dân tộc |
Đại diện các dân tộc thiểu số của Thái Lan |
Lãnh đạo chính quyền địa phương và các đơn vị đồng hành bấm nút khai mạc chương trình |
Hoà thượng Thái Lan tặng quà lưu niệm cho hoà thượng Thích Thiện Tâm |
Lễ trồng cây bồ đề linh thiêng tại chùa. |
Nguyễn Thảo