欢迎来到PhongThuyBet

PhongThuyBet

Tự làm khu giải trí, tổ chức tour 0 đồng cho con vui chơi mùa dịch_cerezo – sanfrecce

时间:2025-01-12 03:18:47 出处:Cúp C2阅读(143)

Làm mô hình vui chơi bằng đồ bỏ đi

Vợ chồng chị Đinh Ngọc Quỳnh Như,ựlàmkhugiảitrítổchứctourđồngchoconvuichơimùadịcerezo – sanfrecce cùng làm biên tập viên cho một cơ quan báo chí ở quận Tân Bình, TP.HCM. Vợ chồng chị có một bé gái đang học tiểu học.

{keywords}
Ngoài các trò chơi tại nhà, chị Như cũng thường đưa con gái ra khu đất trống gần nhà chơi trò thả diều. Ảnh: Quỳnh Như.

Trước đây, vợ chồng họ thường cho con đi công viên, biển, các địa điểm du lịch để bé nhận biết con vật, cây, hoa lá, cuộc sống diễn ra xung quanh. Mỗi chuyến đi, bé Sam - con gái 6 tuổi của chị Như cùng mẹ tìm hiểu tên gọi, đặc điểm, hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của các loại hoa, loài cây, con vật.

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, bé Sam nghỉ học , vợ chồng chị Như thay phiên nhau xin cơ quan làm việc tại nhà để trông con. Những chuyến đi du lịch thường xuyên của gia đình phải dừng lại. Những buổi cả nhà rong chơi khắp phố phường, công viên cũng phải hạn chế hết mức.

Dù nghỉ học, nhưng bé Sam vẫn phải làm toán, chép bài, làm văn… với các đề bài do mẹ hoặc cô giáo đặt ra. ‘Học xong, con đọc sách, xem tivi một chút, cùng mẹ chơi các trò đơn giản. Nhưng ở nhà nhiều cũng cuồng chân và chán lắm’, chị Như nói.

Một lần, Sam được mẹ cho đi xe buýt đường sông nên bé rất thích. Sau đó, bé xin mẹ cho đi nữa, nhưng đang dịch bệnh, chị Như chỉ cho con ở nhà. Một hôm, chị Như mua bánh gạo cho con gái ăn, còn dư cái hộp xốp cũng khá sạch. Đúng lúc đó, con gái lại xin mẹ cho đi xe buýt đường sông lần nữa. Chị Như nảy ra một ý tưởng là dùng chiếc hộp xốp thiết kế tuyến xe buýt đường sông cho con chơi.

{keywords}
Mô hình xe buýt đường sông thiết kế bằng hộp xốp của mẹ con chị Như. Ảnh: Quỳnh Như.

Được mẹ hướng dẫn, Sam lấy kéo cắt hộp xốp, dùng bút vẽ sông, bờ sông. ‘Ban đầu, bạn ấy cắt hình con thuyền. Sau đó, mình hướng dẫn bạn rạch một đường ở trên sông làm đường tàu chạy. Phần tàu thì dán nối thêm một miếng giấy hoặc cái que nhỏ để xỏ xuống đường rạch. Để tay ở mặt dưới tấm xốp và cầm phần dán nối là có thể điều khiển con thuyền đi tới đi lui. San phẩm vừa xong, tay con di chuyển thuyền, miệng thuyết trình như người những dẫn viên. Nhìn con vui lắm. Sau đó, con còn nghĩ ra rất nhiều trò tương tự’, chị Như kể.

Lần khác, Sam đòi mẹ đi chơi công viên, chị Như nghĩ ra cách làm mô hình công viên theo ý tưởng của con. Chị dùng một miếng mút, miếng xốp, miếng giấy cứng, miếng bìa... cho con làm nền. Còn con gái cắt hình cây dán lên, cắt hình nhà dán lên,... tạo ra công viên, khu phố kiểu hình khối 3 chiều. Rồi sau đó, con dùng xe đồ chơi, búp bê giả làm người cùng đến công viên chơi.

Sau các trò chơi, chị Như muốn con viết ra các cảm nhận của mình. Sam chấp hành ngay. Cô bé viết: ‘Hôm nay con rất vui vì con làm xe buýt đường sông rất đẹp. Con làm nó chạy được. Con nhờ mẹ làm cùng nữa…’.

Chị Như cho biết, bé Sam 6 tuổi nhưng thích hài hước. ‘Những chi tiết hài hước trong truyện, bạn cười khoái chí và nhớ rất kỹ. Ví dụ, đọc Tottochan, bạn sẽ cười mãi và đọc đi đọc lại chi tiết cười đó’, chị Như nói về con gái, giọng hạnh phúc.

{keywords}
Dòng cảm nhận của bé Sam viết sau khi thiết kế xong trò bus đường sông. Ảnh: Quỳnh Như.

Nữ biên tập viên cho biết, với những sáng tạo của chị, cùng trí tưởng tượng của con gái mà vấn đề giúp con ở nhà trọn vẹn trong mua dịch qua đi nhẹ nhàng.

Tổ chức tour 0 đồng cho con

Còn chị Vân, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận lại giúp con đỡ cuồng chân mùa dịch bằng cách cho cả ba con, hai gái một trai vào rẫy thanh long tổ chức ăn uống, câu cá, học bài, khám phá thế giới xung quanh.

Chị Vân là giáo viên, chồng chị kinh doanh tự do. Nhà chị có rẫy thanh long rộng lớn, cùng hồ cá, một số cây ăn trái.

Khi Bình Thuận có bệnh nhân (số 34) dương tính vì đi du lịch ở Mỹ về, cạnh nhà chị Vân có một nữ doanh nhân tiếp xúc với bệnh nhận 34, người này hiện đã có kết quả âm tính. Dù thế, cuộc sống quanh khu vực vợ chồng chị Vân sống vẫn bị ảnh hưởng.

{keywords}
Bức ảnh kỷ niệm lần đi biển của gia đình chị Như. Ảnh: Quỳnh Như.

Để đảm bảo an toàn cho cả nhà, vợ chồng chị Vân chuyển hẳn vào rẫy thanh long sống. ‘Là rẫy, nhưng vợ tôi xây nhà, sắm đầy đủ tiện nghi để cuối tuần thì cả nhà vào nấu ăn, hít thở không khí trong lành. Trái cây, rau đã trồng sẵn, cá dưới ao, gà vịt trong chuồng, cả nhà tôi mang quần áo, sách vở, đồ chơi cho con rồi vào ở’, chị Vân kể.

Chị Vân cho biết, đến nay gia đình chị đã chuyển vào rẫy ở gần hai tuần. Buổi sáng, cả nhà chị cùng dậy vệ sinh cá nhân, tắm nắng, tập thể dục, sau đó ăn sáng rồi ra vườn thanh long nhặt hoa, vuốt tai thanh long.

Buổi trưa ngủ dậy, chị hướng dẫn con học bài, rồi cùng đọc sách, mở tivi xem tin tức. Chiều, cả nhà cùng nhau câu cá, cho gà vịt ăn, nhổ cỏ cho vuồn rau. Sau đó, cả nhà cùng nấu ăn, rồi trải bạt ra vuồn ăn uống, vui chơi.

Tối, ăn xong thì cả nhà cùng xem tivi hay cùng ngắm sao, trăng... Các hoạt động vui chơi này sẽ thay đổi theo ngày để các con không chán. Nhờ những ý tưởng của mẹ, các con chị không cuồng chân hay đòi về nhà. 

Vợ chồng Sài Gòn hối hận vì trữ quá nhiều đồ ăn

Vợ chồng Sài Gòn hối hận vì trữ quá nhiều đồ ăn

'Thấy người ta ào đi mua, tôi cũng đi siêu thị và chợ mua thịt, cá, mì tôm, đồ khô, bánh kẹo, gạo, nước mắm, trái cây, rau củ... Tổng cộng hết hơn 5 triệu'.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: