Bản Di chúc (hay còn gọi là Tài liệu "Tuyệt đối bí mật") là bảo vật quốc gia cuối cùng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. 55 năm đã qua,áiniệmĐảngcầmquyềntrongDichúccủaChủtịchHồChílịch sử đối đầu liverpool tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người luôn đồng hành cùng dân tộc, soi rọi và dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân và toàn quân luôn kiên định, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lý tưởng của Người.
Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng, luôn đau đáu nỗi niềm trăn trở làm sao phải xây dựng Đảng, củng cố Đảng thật trong sạch, vững mạnh, thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, đày tớ trung thành của nhân dân, dễ hiểu tại sao trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại “trước hết nói về Đảng”.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt, Di chúc là văn kiện duy nhất trong hàng nghìn văn kiện của nhà cách mạng, nhà báo Hồ Chí Minh mà trong đó Người đã sử dụng chính thức khái niệm "Đảng cầm quyền" với các tiêu chí rất cụ thể như là các phẩm chất “sống còn” của Đảng: Đoàn kết thống nhất; vì nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc; thực hành dân chủ rộng rãi; tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh; đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Những phẩm chất này làm nên bản chất đặc trưng, tính ưu việt, sức mạnh và uy quyền, uy tín, văn hóa của Đảng trong nhân dân, đảm bảo cho Đảng nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo, giữ vững vai trò cầm quyền trong toàn bộ tiến trình cách mạng nước ta.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương và khởi xướng phương thức cầm quyền bền vững nhất, nhưng khó nhất: Cầm quyền bằng nhân cách đạo đức của Đảng, thể hiện ở từng con người đảng viên cụ thể.
Bởi lẽ, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng; con người có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang; không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta từ hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, bên cạnh những tấm gương người cán bộ, đảng viên mẫu mực, vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên trở nên thoái hoá, biến chất sa vào quan liêu, mệnh lệnh, chuyên quyền, địa phương chủ nghĩa, ưa dùng người cánh hẩu...
Bộ phận này là “những con sâu mọt” đã làm mất uy tín, danh dự của Đảng, làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, khiến cho nhân dân mất lòng tin, dần dần rời xa Đảng.
Vì thế một mặt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”; một mặt Người nghiêm khắc yêu cầu phải “sửa đổi lối làm việc”, phải chỉnh đốn lại Đảng để Đảng xứng đáng với vai trò tiền phong của giai cấp và dân tộc.
Tự xây dựng, tự chỉnh đốn làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng ta. Trong Di chúc, Người lo lắng đến tương lai, tiền đồ của dân tộc, sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên khi đã có chức, có quyền.
Bởi vậy, Người chỉ rõ: "Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Một khi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tất yếu sẽ đoàn kết và “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Có đạo đức mới đoàn kết tốt; thực hiện đoàn kết tốt, chặt chẽ là đảng viên đã thấm nhuần đạo đức cách mạng, sẽ làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trước hết là ở những giá trị đạo đức, ở phẩm chất đạo đức và nhân cách của những người cộng sản. Một nền văn hóa có những con người có đạo đức, nhân cách, có lối sống cao đẹp như vậy thì những cái xấu, cũ kỹ, hư hỏng nhất định sẽ bị quét sạch.
Sức sống và sức hấp dẫn lâu bền của Di chúc
Những giá trị nhân văn nêu trên trong quan niệm về văn hóa cầm quyền của Đảng Cộng sản làm nên vẻ đẹp, sức sống và sức hấp dẫn lâu bền của Di chúc - Một bảo vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của quốc gia, dân tộc, luôn luôn rọi đường và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trên mọi nẻo đường phát triển, tiến bộ.
55 năm qua, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những thành tựu quan trọng là xây dựng Đảng thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đảng và trong toàn xã hội.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống của đất nước.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được đẩy mạnh, được tổng kết qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả rõ rệt, đột phá, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Đảng và xã hội. Đặc biệt, Chỉ thị số 05 và Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa 12 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tạo ra những đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước…
Có thể khẳng định, những điều căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa cầm quyền của Đảng Cộng sản được thể hiện trong bản Di chúc thật giản dị, cao quý và thiêng liêng, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng.
Ôn lại những chỉ dẫn của Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện lý tưởng đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực; dũng cảm tự phê bình và phê bình; tự giác, tiên phong đi đầu trong việc nêu gương về đạo đức, lối sống; kiên quyết đấu tranh phòng, chống sự tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…
Đó chính là góp phần thiết thực để “công cuộc đổi mới đất nước nhất định giành thắng lợi to lớn, Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no, đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, hùng cường, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đó cũng chính là góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược mà Đại hội 13 của Đảng đã đề ra và di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cũng là ước vọng của toàn dân tộc “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.