Bên cạnh phê phán người mẹ chồng trong bài viết Vợ dọn mâm cơm đựng thức ăn bằng nồi,ôngdọnđượcmâmcơmtửtếchochồnglàphụnữvụbảng xếp hạng ả rập xê út mẹ tôi gọi ngay cho thông gia, nhiều độc giả cũng đã bình luận về cách sống có phần cẩu thả, qua loa của người con dâu.
Bàn về hành vi này, độc giả Lâm Thảo viết: “Nàng dâu này cũng dở trong cách xử sự. Bình thường chỉ 2 vợ chồng ăn cơm thì sao cũng được. Nhưng có mẹ chồng đến, bạn nên dọn thức ăn ra dĩa, tô. Bạn ăn trong nồi và gắp ra, gắp vào lỡ dư thì sao? Thức ăn vậy dễ bị ôi thiu, múc ra vừa đủ ăn, trong nồi sẽ còn thức ăn mới”.
Tương tự, độc giả Oanh cũng cho rằng, người mẹ chồng góp ý cũng chỉ vì muốn tốt cho các con. Nữ bạn đọc này viết: “Lấy nhau rồi phải có dáng dấp một gia đình, bữa cơm thì phải ra bữa cơm. Tôi có con dâu kiểu đó, tôi không chấp nhận, bắt phải sửa ngay. Làm cả ngày để có được miếng ăn, gia đình ngồi ăn dù chỉ có hai người, có thể thức ăn không cần nhiều nhưng phải tinh tươm”.
Đồng quan điểm, bạn đọc Cửu Linh cũng nhận định: “Cơm canh dù ít, dù nghèo cũng phải bày ra tử tế, đàng hoàng. Cô vợ nên nghe lời khuyên của mẹ chồng. Mình ăn một mình thì thế nào cũng được, đây là dọn cho chồng ăn như cho lợn ăn thật”.
Hầu hết các độc giả đều nhận định bữa cơm không cần sơn hào hải vị nhưng phải tươm tất, đàng hoàng.
“Không dọn được cho chồng mâm cơm tử tế là phụ nữ vụng. Không phải mâm cao cỗ đầy, món nọ món kia nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng”, một độc giả viết.
“Nếu sinh ra trong một gia đình được dạy dỗ cẩn thận thì không bao giờ cho chồng con ăn cơm bằng nồi như vậy!”, một độc giả khác gay gắt hơn.
Bạn đọc Minh Hoàng cho rằng, việc bày tất cả nồi lên mâm cơm là biểu hiện của người phụ nữ tùy tiện, thiếu giáo dục từ khi còn nhỏ.
“Người ta sản xuất ra nồi là để nấu thức ăn, bát và đĩa là để đựng thức ăn. Mâm cơn bày biện sạch sẽ, bắt mắt cũng làm tăng thêm độ ngon của món ăn. Tôi là người độc thân nhưng tự nấu ăn và luôn dùng đĩa, bát đựng thức ăn đã nấu chín chứ không dùng nồi, xoong đựng như cô vợ này. Rửa thêm 1, 2 cái bát, đĩa cũng không phải quá mất thời gian”.
Bạn đọc ký tên Ali cho rằng, gia đình cô gái này có lối sống luộm thuộm nên cô cũng như vậy. Người này cũng trách anh chồng ngay từ đầu đã không góp ý với vợ về cách ăn uống trên.
“Bà mẹ không chỉ lo cho vợ chồng anh mà còn lo cho thế hệ cháu có lối sống như con dâu. Con nhà tôi múc gì xong mà để ngửa cái thìa còn bị nhắc”, bạn đọc này viết.
Bạn đọc Ngọc Hương cũng phân tích: “Bàn ăn là một nghệ thuật từ cách nấu cho đến cách trang trí. Tôi thấy mâm cơm toàn xoong, nồi của nhà bạn mà chán. Nhìn vào là biết cha mẹ vợ bạn chưa biết dạy con, lỗi cũng do bạn không chỉ bảo từ lúc vợ bạn mới về”.
Độc giả Hào cũng nhận định, tục ngữ có câu "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Vì vậy cũng là thức ăn đó nếu chúng ta bày ra đĩa và trang trí cho đẹp, người ăn sẽ cảm thấy bữa cơm thực sự ngon hơn. Nó không còn chỉ là ngon ở vị giác mà còn ngon từ thị giác nữa.
“Mẹ bạn góp ý thế là đúng đấy. Các cụ đã nói "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Bạn đừng coi thường cách ăn. Bạn tưởng đó là chuyện nhỏ nhưng nó rèn tính chỉn chu, văn hóa cho con người, nhất là sau khi 2 bạn có con”, độc giả tên Minh nhấn mạnh.
Nam Phương(tổng hợp)
Vừa nhìn thấy mâm cơm Hương dọn ra, mẹ tôi gắt lên: "Dọn cơm cho chồng ăn hay cho lợn ăn vậy?".
Nhiều độc giả VietNamNet nhận định rằng, khi các con có gia đình riêng, bố mẹ chỉ nên hỗ trợ, giúp đỡ chứ không nên can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con.
相关文章:
相关推荐:
0.3114s , 7515.171875 kb
Copyright © 2025 Powered by ‘Không dọn được mâm cơm tử tế cho chồng là phụ nữ vụng’_bảng xếp hạng ả rập xê út,PhongThuyBet