您的当前位置:首页 >World Cup >Nghề làm phở trong hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể_nhan dinh napoli 正文

Nghề làm phở trong hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể_nhan dinh napoli

时间:2025-01-22 03:37:00 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Nghề làm phở trong hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể_nhan dinh napoli

Chiều 15/3,ềlàmphởtronghànhtrìnhtrởthànhDisảnvănhoáphivậtthểnhan dinh napoli tại Nam Định diễn ra Festival Phở 2024 hướng tới Di sản văn hoá phi vật thể.

Nghệ nhân ẩm thực Lê Thị Thiết - Chủ tịch Hội Văn hoá ẩm thực Nam Định - khẳng định, Festival Phở 2024 nhằm nâng tầm vị thế phở nói chung, Nam Định nói riêng trở thành một thương hiệu, từ đó tôn vinh nghề phở là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hướng tới đề nghị cấp thẩm quyền cho phép xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

z5251363849684 f52e4e9dcf13b7f39105643e8fc9696c.jpg
Công đoạn tráng bánh phở rất quan trọng.

Ông Lã Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam - cho biết, từ năm 2023, phở đã được lan toả không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Năm 2023 phở đã được giới thiệu tới Nhật Bản, hướng tới sẽ là Hàn Quốc. Sở dĩ đưa phở tiếp cận với các nước Bắc Á, theo ông Khánh là bởi họ cũng có món ăn làm từ mì sợi như Việt Nam.

“Bạn bè quốc tế ấn tượng với phở của Việt Nam. Nhật có mỳ ramen rất ngon nhưng họ nói phở Việt Nam có vị rất khó quên. Bạn bè quốc tế thường nói với tôi rằng, nếu từng ăn phở Việt Nam một lần thì coi nó như người bạn tri kỷ vậy”, ông Khánh khẳng định.

z5251363831198 2022b05ee0b917aee19ba05a926578e8.jpg
Bánh phở tươi được các nghệ nhân tráng, thái tay.

Ông Alaom Gullemin đến từ Đại học Aix- Marseille (Pháp) từng nhận xét: “Cùng với trống đồng, đàn bầu, cồng chiêng và truyện Kiều, món phở là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Việt Nam vào nền văn minh nhân loại”.

Trong khuôn khổ sự kiện Festival Phở Việt Nam 2024 hướng tới Di sản văn hoá phi vật thể, sáng cùng ngày, Lễ hội Phở Vân Cù đã diễn ra tại làng phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm tôn vinh các nghệ nhân cao niên và trao chứng nhận cho hơn 50 hội viên Chi hội Phở Vân Cù.

z5251363701896 e78ef17a31a090f6ee10c9e051eb64fc.jpg
Để có bát phở ngon, người làng Vân Cù thường ninh nước dùng 48 tiếng.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thư - nguyên Giám đốc Bảo tàng Nam Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định - cho biết: "Sức sống của phở rất mãnh liệt, lan tỏa và phát sinh thành các loại hình phở khác nhau. Phở Vân Cù mang trong đó cả một câu chuyện về lịch sử, kinh nghiệm tri thức dân gian, bí quyết nghề nghiệp, tập quán xã hội… phản ánh bản sắc của cộng đồng, có giá trị văn hóa tiêu biểu để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại", ông Thư bày tỏ.

Do đó, ông Nguyễn Văn Thư cũng cho rằng, phở cần được nhìn nhận không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là một di sản văn hóa ẩm thực. Ngoài việc làm ra một bát phở thơm ngon bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… cần có văn hóa trong bán phở để thương hiệu phở Vân Cù bay cao, bay xa.

Vân Cù là làng nghề nấu phở và làm bánh phở lâu năm ở Nam Định. Được biết, nghề phở đã có ở đây từ đầu thế kỷ 20, khi nhà máy dệt được xây dựng và đi vào hoạt động, người dân ở đây đã chế biến phở từ các món ăn quen thuộc như bún xáo, bánh đa… đem bán ở những nơi có nhà máy, bến tàu, bến cảng, ga xe lửa… Nghề phở ở Vân Cù hình thành và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Đến nay, nhiều gia đình ở Vân Cù đã có tới 3-4 thế hệ theo nghề truyền thống.

Trải qua hơn 100 năm, Phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu và là món ăn tiêu biểu cho nền văn hoá ẩm thực Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung. Đó là niềm tự hào của không chỉ người dân làng Vân Cù mà còn của cả tỉnh Nam Định.