Tiến sĩ,ácsĩkểchuyệntìmconchongườiđànôngnhiễđá cúp c1 bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 2 chia sẻ, đó là trường hợp ấn tượng anh vừa thực hiện trong ngày 27/2.
Một cặp vợ chồng trẻ khoảng 30 tuổi, mới kết hôn, sống tại TP.HCM. Dù biết rất rõ chồng nhiễm HIV nhưng cô gái vẫn sẵn lòng lập gia đình, bước vào hành trình tìm con.
“Thực ra, người chồng đã tìm đến nhờ tôi tư vấn từ gần 1 năm trước, khi TP.HCM chưa bước vào đợt dịch Covid-19 cao điểm. Anh ấy là con một trong gia đình, rất khao khát được làm cha. Bố mẹ thì mong mỏi có cháu bế.
Cản trở lớn nhất và gian nan nhất, anh ấy nhiễm HIV”.
Khi đó, bác sĩ Trung đã tư vấn khá kỹ các quy định pháp luật và y khoa. Cụ thể như tải lượng virus HIV của người chồng phải cực kỳ thấp, không còn khả năng lây truyền, cả 2 vợ chồng phải được pháp luật công nhận, sức khỏe đủ điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm…
Thụ tinh ống nghiệm có thể giúp 2 vợ chồng có con nhưng vẫn an toàn cho vợ, dù chồng nhiễm HIV. |
Trải qua gần 1 năm trời dịch bệnh không liên lạc, tưởng như người đàn ông đã từ bỏ mong mỏi được làm cha, thì bất ngờ anh và vợ xuất hiện trở lại.
“Sau một thời gian điều trị bằng thuốc ARV, tải lượng virus HIV của người chồng đã ở ngưỡng rất thấp, gần như về âm tính. Hai vợ chồng cũng đã làm đăng ký kết hôn. Tôi không có lý do để từ chối khi thấy mong mỏi của họ rất lớn dù tuổi còn trẻ”.
Thực tế, ở những cặp vợ chồng có người nhiễm HIV, việc sinh hoạt tình dục vẫn diễn ra bình thường nhưng phải sử dụng bao cao su. Trong trường hợp tải lượng virus HIV đã xuống thấp cũng không có nghĩa là tuyệt đối an toàn. Ở một số thời điểm, virus có thể bùng phát và lây nhiễm cho người vợ nếu muốn sinh con theo đường giao hợp tự nhiên.
“Chúng ta không thể đẩy nguy cơ hên xui như vậy cho người vợ. Thực sự mà nói, khi gặp lại họ, tôi đã bất ngờ.
Có thể, vì tình yêu mà người ta hy sinh, đến với nhau, dù biết rõ chồng mình nhiễm HIV. Họ bỏ qua nguy cơ của bản thân, mong muốn cùng chồng sinh ra đứa con khỏe mạnh”, bác sĩ Trung chia sẻ.
Đây cũng là lúc y học thực hiện sứ mệnh của mình.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, người chồng đã đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm đo tải lượng virus HIV để đảm bảo virus ở mức không lây nhiễm. Đây là công đoạn bắt buộc, phải tiến hành ở các cơ sở được Bộ Y tế công nhận.
Sau khi bệnh viện thực hiện thụ tinh ống nghiệm chấp nhận toàn bộ hồ sơ, vợ chồng anh chính thức tiến đến dấu mốc quan trọng của cuộc đời.
Sinh con, làm cha mẹ là nguyện vọng chính đáng của mỗi người. |
“Người vợ được sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong khoảng 8-10 ngày. Sau khi số lượng và kích thước các noãn nang đạt yêu cầu, tôi đã tiêm thuốc “rụng trứng” và hẹn ngày chọc hút trứng.
Ngẫu nhiên sao, thời điểm chọc hút trứng nhằm vào ngày 27/2, cũng là ngày kỷ niệm của ngành y tế, của các bác sĩ.
Tôi tư vấn khá kỹ lưỡng cho bệnh nhân đặc biệt này về những lợi ích và các nguy cơ có thể gặp phải. Cô ấy hoàn toàn có thể bị đa thai, quá kích buồng trứng, nhiễm trùng, xuất huyết…
Người vợ rất nhẹ nhàng, tôi nói gì cũng trả lời “Dạ bác, em hiểu”. Cô ấy đã chuẩn bị từ tâm lý cho đến kiến thức, để cùng chồng đi đên bước này”.
Bác sĩ Trung nhấn mạnh, virus HIV có thể có trong tinh dịch và các tế bào không phải là tinh trùng ở trong tinh dịch. Tuy nhiên, HIV không tồn tại bên trong tinh trùng.
Trứng và tinh trùng sau khi lấy ra, được thụ tinh trong ống nghiệm, nuôi phôi trong 3 ngày, chờ kết quả. Quy trình này không khác gì so với các ca thụ tinh ống nghiệm bình thường. Các bác sĩ và chuyên viên phôi học sẽ đánh giá chất lượng phôi, từ đó, đưa ra quyết định chuyển phôi tươi hay phôi trữ, chuyển phôi vào ngày 3 hay chờ đến ngày 5…
“Chúng tôi cùng đánh giá và thực hiện sao cho tỷ lệ đậu thai cao nhất”, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho một cặp vợ chồng có chồng nhiễm HIV.
“Thực tế, nhu cầu làm cha của người nhiễm HIV rất nhiều, nhưng họ bỏ dở giữa chừng vì thấy có nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng khá dè dặt triển khai trong các tình huống tương tự".
Hiện nay, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản giúp cho việc thụ thai của phụ nữ với chồng nhiễm HIV an toàn và hiệu quả. Việc có thai không bằng giao hợp trực tiếp và tinh trùng được xử lý lọc rửa đã giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh. Bên cạnh đó, xác suất có thai cao hơn so với với một lần giao hợp tự nhiên.
“Đến nay, trường hợp thụ tinh ống nghiệm này đang có kết quả rất ổn.
Y khoa sẽ cố gắng thực hiện tốt nhất những nguyện vọng chính đáng của con người. Người nhiễm HIV có quyền trở thành cha mẹ giống như mọi người khác một cách an toàn”, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung chia sẻ.
Linh An
Các nhà khoa học ở Denver, bang Colorado (Mỹ), cho biết, một người phụ nữ lai nhiễm HIV đã được chữa khỏi bằng phương pháp cấy ghép mới.
(责任编辑:Cúp C2)