您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Thẳng thắn trả lời những vấn đề “nóng”_dự đoán tỷ số bóng đá ý
Ngoại Hạng Anh334人已围观
简介Sáng qua (8-12), kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa IX tiếp tục bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấ ...
Sáng qua (8-12),nóngdự đoán tỷ số bóng đá ý kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa IX tiếp tục bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn 2 “tư lệnh” ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) và nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Đại biểu Trần Thị Kim Lan nêu câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở LĐ-TB&XH. Ảnh:X.THI
Quan tâm giảm nghèo bền vững
Mở đầu phiên chất vấn, hội trường “nóng” lên bởi hàng loạt câu hỏi đặt ra cho Giám đốc Sở LĐ-TB&XH. Trong đó, vấn đề đại biểu quan tâm nhiều nhất chính là việc điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo. ĐB Võ Văn Đức chất vấn: “Liệu công tác điều tra hộ nghèo đa chiều năm 2016 có bỏ sót đối tượng hay không, có giải pháp gì để khắc phục vấn đề này?”. Trả lời câu hỏi này, ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Để khắc phục vấn đề này, sở dự kiến điều chỉnh bộ công cụ (phiếu điều tra rà soát hộ nghèo) theo hướng xem xét đánh giá “nguồn gốc tài sản và giá trị còn lại của những tài sản lâu bền hiện có trong hộ gia đình, đồng thời điều chỉnh thang điểm một số loại tài sản để phù hợp với thực tế của địa phương. Sở đã tham khảo tổng hợp ý kiến đóng góp của Chi cục Thống kê tỉnh, các Phòng LĐ-TB&XH và cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo cấp xã về việc điều chỉnh này. Sở cũng đã có văn bản gửi xin ý kiến của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Trung ương xem xét góp ý phương án điều chỉnh bộ công cụ điều tra. Dự kiến, sau khi có ý kiến của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Trung ương, sở sẽ tham mưu trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để áp dụng trong giai đoạn 2018-2020.
ĐB Trần Thị Kim Lan đặt câu hỏi: “Sở LĐ-TB&XH có giải pháp gì để không còn hộ nghèo thuộc gia đình chính sách?”. Trước câu hỏi này, “tư lệnh” ngành LĐ-TB&XH giải thích, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ như trong thời gian qua theo quy định, hướng dẫn của Trung ương, sẽ chú trọng các giải pháp hướng đến việc nâng cao khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; đổi mới nhận thức, cách làm, vận dụng linh hoạt các chính sách trong công tác giảm nghèo. Sở LĐ-TB&XH sẽ tập trung vào một số nhóm giải pháp chủ yếu như: Tăng cường khả năng tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản; thúc đẩy phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động các nguồn lực xã hội… Đối với hộ nghèo thuộc gia đình chính sách, ngoài các giải pháp chung, sở sẽ tham mưu UBND tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho hộ nghèo thuộc đối tượng này.
ĐB Võ Văn Đức tiếp tục đặt vấn đề: “Qua kiến nghị của cử tri cho thấy, hiện nay công tác tuyển sinh đầu vào của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, nhiều năm liền không đạt chỉ tiêu đầu vào, đầu ra lại khó xin việc làm, nhất là các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề công lập chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động”. Ông Lê Minh Quốc Cường nói: “Để khắc phục được vấn đề này, thời gian tới, sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi cao. Đồng thời, với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, sở sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả một số giải pháp trong công tác tuyển sinh đầu vào; tăng cường công tác giải quyết việc làm sau tốt nghiệp… “Với việc tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những giải pháp nêu trên, công tác giáo dục nghề nghiệp của Bình Dương từng bước sẽ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, gắn với giải quyết việc làm theo hướng bền vững để góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định trong những năm tới”, ông Cường cho biết.
“Nói không” với phân bón giả
Đặt câu hỏi với “tư lệnh” ngành NN&PTNT, ĐB Nguyễn Phương Linh trăn trở: “Trong đợt triều cường năm 2017 vừa qua đã gây ngập úng nhiều khu vực ven sông Sài Gòn ở TX.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và gây hại cho các vườn cây ăn trái đặc sản. Đề nghị ngành cho biết giải pháp toàn diện để khắc phục vấn đề này trong thời gian tới?”. Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, trong năm 2017 trên sông Sài Gòn xảy ra 15 đợt triều cường cao trên báo động III (1,3m). Vào ngày 5-12-2017, tại trạm Thủ Dầu Một đỉnh triều cao nhất là 1,62m, cao hơn báo động III là 0,32m. Triều cường dâng cao đã gây ngập úng một số khu vực thấp ven sông Sài Gòn, nguyên nhân do hệ thống đê bao, bờ bao ven sông Sài Gòn hiện nay chưa hoàn chỉnh. Nói về giải pháp khắc phục, ông Bình cho biết thêm: “Trên tuyến đê bao An Sơn - Lái Thiêu còn 5 rạch lớn là Vĩnh Bình, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Vàm Búng, Bà Lụa cần được đầu tư trong thời gian tới. Vấn đề này, chúng tôi đã tham mưu UBND tỉnh để đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống đê bao và các cống kiểm soát triều cường tại các cửa rạch”.