Thẩm định dự án Luật sửa đổi,ẫncònýkiếntráichiềuvềviệcsửađổiĐiềuBộluậtHìnhsựkết quả của la liga bổ sung một số điều BLHS 2015
Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp cho hay, giữa tháng 8/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định 1720 thành lập Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu làm Chủ tịch; thành viên Hội đồng gồm các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực pháp luật hình sự, các nhà quản lý đại diện cho một số cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trước đó, như ICTnews đã thông tin, Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 đã xây dựng xong dự thảo Luật này và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (moj.gov.vn) để lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016. Theo Nghị quyết 144 của Quốc hội khóa XIII, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS dự kiến sẽ được được trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp nêu rõ, thời hạn lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật này sẽ kết thúc vào ngày 1/9 tới.
Cũng theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, ngày 18/8 vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Tại cuộc họp này, các thành viên Hội đồng thẩm định đều nhất trí về sự cần thiết phải ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS để khắc phục những sai sót của BLHS số 100/2015/QH13; bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của BLHS; đồng thời góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm tốt hơn quyền của người phạm tội. Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS cũng nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 144 ngày 29/6/2016 của Quốc hội khóa XIII.
Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định cũng đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo. Với phạm vi của một dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và với thời gian hạn hẹp phải bảo đảm tiến độ trình Quốc hội dự án Luật này vào kỳ họp thứ hai (tháng 10/2016), Hội đồng thẩm định nhất trí với quan điểm: dự thảo Luật chủ yếu tập trung sửa đổi, bổ sung những điều khoản của BLHS có lỗi kỹ thuật không thể giải thích hoặc thống nhất hướng dẫn và nếu không sửa sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng thống nhất pháp luật, không sửa đổi các chính sách lớn đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, không ảnh hưởng đến các luật khác đang lùi hiệu lực thi hành theo Nghị quyết 144 của Quốc hội khóa XIII.
Ngoài ra, nội dung của BLHS có liên quan mật thiết với các Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hơn 40 điều viện dẫn các điều khoản của BLHS 2015; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự có trên 50 điều viện dẫn các điều khoản của BLHS 2015); do đó với phạm vi sửa đổi, bổ sung như trên sẽ bảo đảm việc sửa đổi BLHS không làm ảnh hưởng đến việc thi hành các Luật đang lùi hiệu lực cùng BLHS.
Đáng chú ý, riêng với việc sửa đổi Điều 292 của BLHS 2015 quy định “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”, Hội đồng thẩm định dự án Luật vẫn còn 2 loại ý kiến.
Trong đó, đa số ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định nhất trí với việc sửa đổi Điều 292 BLHS 2015 theo hướng thu hẹp phạm vi xử lý hình sự về tội danh này. Cụ thể là, thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự bằng cách nâng cao mức định lượng thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; bỏ dấu hiệu định lượng doanh thu tại các cấu thành định tội và định khung tăng nặng để đảm bảo tính thống nhất của BLHS không xem xét xử lý dựa trên dấu hiệu doanh thu của cá nhân, tổ chức; bỏ điểm e khoản 1 Điều 292 để giới hạn phạm vi áp dụng của điều luật.