Bệnh nhân nam,ạnsinhhoạtkhiếnngườiđànôngtrẻđicấpcứutrongtìnhtrạngđauđớlịch bongs đá việt nam 30 tuổi, ở Lâm Thao (Phú Thọ), được đưa vào trung tâm y tế gần nhà với tình trạng tổn thương do bỏng toàn bộ thân trước, vùng cổ, ngực, bụng, hai cánh tay, đùi, gối.
Gia đình cho biết trước đó, anh bị trượt chân ngã khi bê nồi nước sôi, khoảng 20 lít nước nóng dội vào người. Sau tai nạn, bệnh nhân đã tự dội nước mát lên toàn bộ vùng tổn thương.
Tại Trung tâm Y tế Lâm Thao, bệnh nhân được áp dụng các biện pháp hồi sức, cấp cứu, tạo đường truyền bù dịch, giảm đau an thần, chống sốc, xử trí băng vết bỏng cho người bệnh. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc bỏng/bỏng nước sôi độ II diện tích thương tổn 32% cơ thể. Sau gần nửa tháng điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định, các vết bỏng đã khô và được ra viện.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Ngọc Lương, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế Lâm Thao, khuyến cáo bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống và trong công việc, có thể đe dọa đến tính mạng, để lại nhiều di chứng.
Hướng dẫn sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt
- Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi,… Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.
- Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát sạch, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn.
Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng. Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm trợt vỡ vòm nốt bỏng.
- Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn,… sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
- Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng bằng cách cho uống nước Oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.
- Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, nếu bệnh nhân bỏng nặng cần vận chuyển bằng cáng, ô tô.
Bị đột quỵ, người đàn ông chỉ vào viện cấp cứu khi hàng xóm khuyênNgười đàn ông xuất hiện triệu chứng đột quỵ từ 2 ngày trước nhưng không đi bệnh viện. Khi nghe hàng xóm khuyên, người bệnh mới vào viện cấp cứu.