Tỉnh Bình Dương nằm ở vùng Đông Nam Bộ,ìnhDươngchútrọngpháttriểnnguồnnhânlựcchấtlượkèo bóng đá số 88 có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Hơn 4.000 dự án đầu tư vốn nước ngoài (FDI) đã chọn Bình Dương làm địa điểm đầu tư và sản xuất, góp phần tạo sức bật cho nền kinh tế và xã hội của địa phương.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng để trở thành thành phố thông minh và vùng đổi mới sáng tạo. Từ thực tế này, Bình Dương chú trọng đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp và xã hội.
Toàn tỉnh hiện có hơn 53.000 doanh nghiệp trong nước và hơn 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 40 tỷ USD. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.
Những năm qua, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, các kỳ Đại hội luôn thể hiện quan điểm nhất quán việc phát triển nguồn nhân lực là bước tạo đột phá, tạo động lực để phát triển.
Nhận thức sâu sắc vai trò của nguồn nhân lực, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Trong đó, tỉnh xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, do vậy tại Đại hội Đảng bộ lần thứ VI (tháng 12 năm 1997), Tỉnh uỷ đã ban hành nghị quyết về xây dựng và triển khai các đề án về tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ, trong đó coi phát triển giáo dục, nâng cao dân trí là nền tảng, để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá; với quan điểm phát triển giáo dục phải song hành với phát triển kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 133/2001/QĐ-UB ngày 21/8/2001 về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đến năm 20202.
Cùng với đó, tỉnh Bình Dương tiếp tục tập trung triển khai đề án "Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020" với phạm vi, quy mô toàn tỉnh, bao phủ toàn diện về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể như: chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, chế độ hỗ trợ cho sinh viên học các chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh; chính sách hỗ trợ học nghề, học nâng cao trình độ thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học bổng cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông điểm cao… trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã chi hàng ngàn tỷ đồng cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh đã đề ra 4 chương trình đột phá, 9 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020-2025. Trong đó, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao góp phần phát triển thành phố Bình Dương theo hướng thông minh, văn minh, hiện đại. Đặc biệt, tỉnh chú trọng gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực với việc chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, xác định việc xây dựng nguồn "nhân lực số" là một nhiệm vụ trọng yếu.
Để đạt được những mục tiêu trên, Tỉnh uỷ cũng đã xây dựng kế hoạch tổng thể cho việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ cho cán bộ công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin để phục vụ tiến trình chuyển đổi số. Trong đó, trọng tâm vẫn là đổi mới và hiện đại hóa các cơ sở giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục từ các cấp học phổ thông lên tới đại học, đặc biệt là các trường nghề, mở rộng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp tại Bình Dương góp phần thúc đẩy nguồn lực con người phát triển thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.
Năm học 2023 - 2024 đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo tại tỉnh Bình Dương khi Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) khai giảng và tiến hành đào tạo thêm gần 1.000 sinh viên mới theo các ngành học quan trọng như: Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Điều dưỡng, Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Kinh tế. Đây là nỗ lực nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cửu Long