Tình trăm năm tập 203: Lời gan ruột của vợ khiến cụ ông U90 run run nói hai câu_bxh c1 chau a
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-12 00:44:34 评论数:
Món nợ ân tình
Ngày còn thanh niên,ìnhtrămnămtậpLờiganruộtcủavợkhiếncụôngUrunrunnóihaicâbxh c1 chau a ông Nguyễn Văn Đạo (nay 87 tuổi) là chủ vựa cà phê, có của ăn của để. Tuy nhiên, ông không gặp may mắn trong chuyện hôn nhân. Vợ ông sinh khó rồi qua đời, khi con gái út vừa lọt lòng.
Ông Đạo gà trống nuôi con cho đến khi gặp cô gái mồ côi, nghèo khó, xinh đẹp tên Lưu Thị Chừng (nay 75 tuổi). Biết bà Chừng từng lỡ một lần đò, một mình nuôi bà ngoại, con nhỏ và người em bệnh tật bằng công việc bán đồ ăn lặt vặt, ông Đạo vừa thương vừa khâm phục.
Mỗi ngày, ông đưa tiền cho con gái út đến mua đồ ăn vặt ở chỗ bà. Thấy bé gái luôn đến mua hàng trong bộ dạng đầu bù tóc rối, mặt mũi lấm lem, bà Chừng lấy làm lạ.
Bà hỏi thăm, biết bé sớm mất mẹ, không có người chăm sóc. Thương bé mồ côi như mình, bà Chừng xót xa, tình nguyện chăm sóc. Mỗi khi đến mua hàng, bà lại tắm rửa, tết tóc cho bé.
Rồi bà ngoại của bà Chừng qua đời. Gia cảnh khó khăn, cái chết của cụ bà trở thành gánh nặng cho người mẹ đơn thân.
Không có tiền lo hậu sự, mai táng người đã khuất, bà về quê nhờ cậu, dì giúp đỡ. Nhưng cậu, dì của bà cũng nghèo, không có tiền cho bà vay. Đúng lúc đó, ông Đạo xuất hiện, ngỏ lời giúp bà lo tròn đạo hiếu.
Lúc này, bà Chừng vẫn không biết ông có tình cảm với mình. Do vậy, bà lịch sự xin vay ông tiền lo đám tang và hứa sẽ làm để trả dần.
Bà Chừng kể: “Sau đám tang bà ngoại tôi ít hôm, ông ấy đến nhà rồi nói: 'Cô ơi, số tiền lo đám tang của bà ngoại cô lớn lắm. Tôi thương cô tôi mới bỏ ra. Nếu không, tôi không giúp đâu. Bây giờ cô có bằng lòng làm vợ tôi không?'.
Nghe vậy, tôi không biết phải làm sao cho phải. Tôi mồ côi, không còn cha mẹ để hỏi nên đến xin ý kiến người lớn trong gia đình. Ai cũng khuyên tôi đồng ý, vì ông ấy có ơn với tôi.
Nghe vậy, tôi chấp nhận lấy ông chứ không hề yêu thương hay có tình cảm gì. Vì ít tuổi hơn, nên tôi vẫn thường gọi ông bằng chú và xưng tôi. Hôm đến nhận lời lấy ông, tôi vẫn nói: 'Tôi đồng ý lấy chú làm chồng'”.
Được bà Chừng chấp nhận, ông Đạo tặng bà đôi bông tai cùng chiếc nhẫn, rồi hai người về chung một nhà. Cả hai trở thành vợ chồng mà không có lễ hỏi, lễ cưới hay rước dâu.
Dù lấy người mình không yêu, bà Chừng vẫn hy vọng có cuộc hôn nhân ấm êm, hạnh phúc. Nhưng thực tế lại trái ngược với những điều bà mong ước. Ông Đạo không những không thương yêu vợ, mà còn thường xuyên đánh đập bà.
Bình yên cuối đời
Mỗi lần nhắc đến chuyện ngày xưa, bà Chừng lại rơm rớm nước mắt. Bà đau khổ đến mức xem cuộc hôn nhân của mình là hành trình trả món nợ ân tình.
Tại chương trình Tình trăm năm, bà Chừng kể: “Ông ấy không hề yêu thương tôi dù chỉ thoáng qua. Ông lạnh lùng, vô tâm đến nỗi vợ sinh mà cũng không nấu được bữa cơm, rót dùm ly nước, giặt giúp bộ quần áo…
Tôi sinh đứa con út không có miếng cơm để ăn, không có ly nước để uống. Vậy mà về nhà, không hiểu chuyện, ông còn nặng lời chửi mắng.
Một lần, chúng tôi đi dự đám giỗ. Đường xa, gió lạnh, tôi mặc áo ngắn tay nên lạnh run. Ông hỏi tôi có lạnh không. Tôi nói 'dạ có', nhưng ông không cởi chiếc áo khoác mình đang mặc, khoác lên cho vợ. Lạnh quá, tôi phải ôm lấy ông để có hơi ấm.
Đã vậy, mỗi khi có chuyện không vui, vợ chồng xích mích, ông lại đánh tôi. Tháng 30 ngày, mặt mũi tôi bầm tím hết 20 ngày. Sống trong cảnh ấy, tôi tủi thân lắm, đêm cứ nằm khóc một mình. Nhiều khi đau khổ quá, tôi định ra cầu Bình Triệu gieo mình xuống sông”.
Thế nhưng, khi đau khổ nhất, bà lại nhớ đến món nợ ân tình của chồng ngày trước. Bà cũng nhớ lời dặn của bà ngoại lúc còn sống rằng: “Lấy chó theo chó, lấy gà theo gà, nợ người ta thì phải trả suốt đời chứ đừng nửa chừng dứt dây”.
Những lời dặn ấy khiến bà cố chịu đựng mọi đau đớn, không oán trách chồng. Suốt gần 50 năm qua, dù sống trong cuộc hôn nhân đẫm nước mắt, bà chưa một lần có suy nghĩ rời đi. Thậm chí càng về già, bà càng thương yêu chồng.
Tình yêu thương của bà cũng dần được các con riêng của ông Đạo thấu hiểu, chấp nhận. Cách đây ít năm, một người con của ông quỳ gối xin được lo hậu sự khi bà mất. Người này hỏi bà khi nhắm mắt ước nguyện được chôn cất hay hỏa thiêu.
“Tôi mong muốn được hỏa thiêu nhưng khi hỏi, ông ấy lại nguyện được chôn cất theo truyền thống. Thương ông, tôi chấp nhận từ bỏ ước nguyện được hỏa thiêu của mình. Dù vậy, tôi vẫn nói với ông ấy rằng, nằm bên cạnh ông, sao tôi thấy run quá. Đến chết, tôi vẫn ám ảnh chuyện ngày xưa”, bà tâm sự.
Những năm tuổi già, ông Đạo cảm nhận được tình yêu của vợ dành cho mình. Ông không còn nóng tính, thiếu quan tâm vợ mà cùng bà sống nương tựa vào nhau.
Ở tuổi 85, ông Đạo như quay về thời trẻ dại. Ông chỉ chịu sự chăm sóc, quan tâm từ vợ. Ở nhà, ông không ăn thức ăn người khác nấu, uống thuốc do con đưa. Ông chỉ ăn và uống thuốc do chính tay vợ chuẩn bị.
Biết chồng thương mình, bà Chừng quên hết chuyện xưa, lặng lẽ đón nhận tình yêu thương, phút bình yên ở tuổi gần đất xa trời. Cuối chương trình, ông Đạo quay sang, run run nắm lấy tay vợ nói: “Tôi thương bà lắm. Cám ơn bà đã lo cho tôi”, rồi hôn lên tóc bà.
Câu nói chân thành khiến bà rưng rưng xúc động. “Cuộc hôn nhân của tôi nhiều nước mắt nhưng cũng là lời cảnh tỉnh cho nhiều gia đình, nhiều người chồng. Đặc biệt là những người đàn ông đang đối xử chưa tốt với người vợ của mình ”, bà Chừng chia sẻ.