Trong khi Hà Nội đang thiếu quỹ nhà tái định cư phục vụ cho các dự án thì hàng trăm căn hộ tái định cư trên địa bàn đã bị cho thuê,àngtrămcănhộbịbốchơbong da ty le sử dụng sai mục đích nhiều năm nay với số tiền hàng trăm tỷ đồng đến nay vẫn chưa thu hồi được.
Nhiều sai phạm trong công tác quản lý và bố trí tái định cư. |
Hàng loạt sai phạm
Trong văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về kết quả kiểm tra công tác quản lý và bố trí tái định cư tại một số dự án, Thanh tra chuyên ngành Sở Xây dựng đã phát hiện hàng loạt sai phạm. Cụ thể, tại khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (gọi tắt là Cty nhà-PV) phải bàn giao nguyên trạng 18 toà chung cư với 2.204 căn hộ cho Tổng Cty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Tổng Cty nhà-PV) để quản lý, vận hành theo quy định. Tuy nhiên, Cty nhà chưa bàn giao đủ số căn hộ cho Tổng Cty nhà mà còn giữ lại 321 căn hộ.
Điều đáng nói, việc bố trí nhà tái định cư tại khu đô thị này đã xảy ra nhiều sai phạm. Theo đó, Cty nhà đã bố trí cho người vào ở khi chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định với 321 căn hộ. Trong đó có 259 căn có quyết định bán nhà nhưng chưa nộp tiền; đặc biệt có 62 căn hộ chưa có quyết định bán nhà. Đây chính là lý do dẫn tới việc Cty nhà chưa bàn giao số căn hộ này cho Tổng Cty nhà quản lý. Trong khi tại tất cả các căn hộ chưa đủ thủ tục đã bố trí vào ở đều được cung cấp đầy đủ các dịch vụ điện, nước sinh hoạt.
Tương tự tại khu đô thị thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm), Cty nhà nhận bàn giao 3 toà nhà tái định cư gồm 556 căn hộ từ tháng 9/2014. Dù chưa hoàn tất thủ tục theo quy định (chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền cho nhà nước-PV), nhưng Cty nhà đã bố trí cho người vào ở tại 100 căn hộ. Đặc biệt, trong đó có 6 căn hộ chưa có quyết định bán nhà của UBND thành phố.
Thanh tra chuyên ngành Sở Xây dựng cũng cho biết, qua thu thập hồ sơ và kiểm tra thực tế tại 17 điểm kinh doanh dịch vụ mà Cty nhà quản lý cho thấy, đơn vị này đã tự ý cho các tổ chức cá nhân vào sử dụng kinh doanh dịch vụ và hầu hết đã cải tạo sửa chữa, thay đổi nguyên trạng ban đầu. Đặc biệt nhiều tổ chức còn cho thuê lại, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước gây thất thoát số tiền lớn.
Đề nghị chuyển cơ quan điều tra
Theo Sở Xây dựng, Cty nhà được thành phố giao quản lý và bố trí nhà tái định cư tại các khu tái định cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, qua kiểm tra Cty này đã buông lỏng quản lý, để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý và bố trí nhà tái định cư. Cụ thể như để tồn đọng 376 tỷ đồng tiền bán nhà tái định cư tại khu đô thị Nam Trung Yên gây hậu quả lớn trong một thời gian dài ngân sách thành phố bị thất thu, ngoài ra còn tạo sự bất bình đẳng đối với việc giải quyết chế độ chính sách về đền bù, bố trí tái định cư phục vụ công tác GPMB của thành phố.
Cơ quan chức năng cũng chỉ ra các căn hộ vào ở chưa đúng quy định trên đều có sự thông đồng, thoả thuận của Xí nghiệp quản lý nhà (đơn vị của Cty nhà-PV), nhiều căn hộ đã mua bán và chuyển nhượng. Từ thực trạng nêu trên, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo đối với các căn hộ không nộp tiền cho nhà nước, đang cố tình không trả lại nhà tái định cư thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan.
Liên quan đến quỹ nhà tái định cư đã giao cho Sở Xây dựng điều hành và Cty nhà trực tiếp quản lý, tại buổi chất vấn của kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố mới đây, bà Phạm Thị Thanh Mai (Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND thành phố), đã đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng làm rõ việc có 2.000 căn chung cư tái định cư đã có người vào ở nhưng chưa có quyết định giao nhà, với vi phạm kéo dài.
Trả lời vấn đề này, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, hiện Hà Nội có 166 toà nhà tái định cư. Trong số này, giao cho 112 toà nhà cho Cty nhà quản lý. Qua giám sát, kiểm tra cho thấy toàn bộ 112 toà nhà do Cty này quản lý đều có vấn đề. “Hiện cơ quan chức năng đang yêu cầu Cty này thu hồi các căn hộ cho thuê, sử dụng chưa đúng quy định, đồng thời thu hồi số tiền chưa thu hồi được”, lãnh đạo Sở Xây dựng nói.
Với nhà tạm cư cho các dự án, theo Sở Xây dựng hiện đang yêu cầu các đơn vị nếu hết tháng 12 không nộp tiền sẽ tiến hành cưỡng chế ra khỏi nhà. Theo Sở này biện pháp này khá khả quan, cho đến nay đã thu được 250 tỷ đồng trên tổng số 480 tỷ đồng. |
Theo Tiền phong
Nóng trong tuần: Hà Nội bị nẫng mất 2000 căn hộ tái định cư
(责任编辑:Thể thao)
Coca Cola và Pepsi Cola là một ví dụ kinh điển về cạnh tranh. Cũng như vậy, các hãng hàng không American Airlines và Delta Airlines cũng là những đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đã có Coca Cola (Coke) thì bạn sẽ đánh giá Pepsi thấp hơn rất nhiều khi bạn cần giải quyết cơn khát; Coke không làm tăng thêm sức sống cho Pepsi. Giống như vậy, nếu bạn đã có vé máy bay của hãng Delta thì hãng American sẽ không còn nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Cách tiếp cận truyền thống xác định đối thủ cạnh tranh chính là các công ty khác trong ngành của bạn, những công ty làm ra các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn về cả phương diện sản xuất lẫn kỹ thuật. Khi người ta càng ngày càng nghĩ nhiều hơn theo hướng tìm cách giải quyết các vấn đề của khách hàng, triển vọng của ngành cũng sẽ ngày càng trở nên ít liên quan hơn ở đây.
Khách hàng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, chứ không quan tâm đến việc công ty cung cấp cho họ các sản phẩm mà họ muốn là thuộc ngành này hay ngành khác.
Một cách đúng đắn để xác định đối thủ cạnh tranh là một lần nữa, hãy đặt mình vào địa vị khách hàng để tìm hiểu. Định nghĩa của chúng tôi có thể dẫn việc đặt câu hỏi: Khách hàng có thể mua những gì mà sẽ làm giảm giá trị sản phẩm của tôi đối với họ?
Khách hàng còn có những cách nào khác để thỏa mãn các nhu cầu của mình? Các câu hỏi đó sẽ dẫn đến một danh sách đối thủ cạnh tranh rất dài và đa dạng. Chẳng hạn, Intel và American Airlines suy cho cùng cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau khi dịch vụ hội đàm qua video được phát triển mạnh và dần thay thế cho các chuyến bay công tác.
Khi Microsoft và Citibank đều cố gắng giải quyết vấn đề về các giao dịch trong tương lai là tiền điện tử, thẻ thông minh, chuyển khoản trực tuyến hay một thử gì khác tương tự, họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi họ đến từ các ngành khác nhau theo cách xác định truyền thống là ngành phần mềm và ngân hàng.
Các công ty điện thoại và truyền hình cáp cùng làm việc để giải quyết một vấn đề là khách hàng sẽ liên lạc với nhau và tiếp cận các thông tin như thế nào trong tương lai. Một lần nữa, các ngành là khác nhau, viễn thông và truyền hình cáp, nhưng thị trường thì ngày càng có xu hướng trở thành một thị trường chung.
Ngày nay, các ngân hàng ở châu Âu cũng bán các dịch vụ bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm ở châu Âu thì bán xe hơi được khấu trừ thuế. Đó không còn là ngành ngân hàng hay bảo hiểm riêng lẻ nữa, nó đã trở thành một thị trường chung cho các dịch vụ tài chính.
Cho đến nay chúng ta mới chỉ đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định xem ai là người bổ trợ và ai cạnh tranh với bạn trong việc thu hút khách hàng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của cuộc chơi.