Những đứa trẻ ‘mất tích’
Mới đây,Đằngsaucâuchuyệnnhữngđứatrẻbỏnhàtựýđạpxeđitìmmẹkết quả vô địch việt nam báo chí đưa tin một cậu bé 10 tuổi ở thị xã Đông Hòa (Phú Yên) vì nhớ thương mẹ đi làm xa không về quê đón Tết với gia đình, nên đã đạp xe vào Bình Dương để tìm gặp.
Cụ thể, ngày 17/2, công an Đông Hòa cho biết vừa phối hợp các lực lượng liên quan tìm được bé Võ Nguyễn Thái Bảo, sau khi nhận được tin báo từ gia đình về việc bé đi lạc.
Một ngày trước đó, cơ quan chức năng nhận được tin báo của bà Hồ Thị Tuyết (55 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp Bắc) về việc cháu ngoại đi lạc, không rõ tung tích.
Công an Đông Hòa đã huy động các lực lượng hỗ trợ tìm kiếm. Gần 2 giờ sau, công an phát hiện Bảo đang đạp xe trên quốc lộ 29, đoạn thuộc khu phố Đa Ngư, phường Hòa Hiệp Nam, cách nhà khoảng 10km.
Cháu bé cho hay, mình đạp xe vào Bình Dương để thăm mẹ. Mẹ cháu đi làm đã lâu nhưng Tết này không về quê nên Bảo nhớ. Dù không biết chính xác mẹ làm ở đâu nhưng Bảo vẫn lên đường. Cháu bé luồn lách giữa làn ô tô, xe container trên đường.
Cháu bé được công an bàn giao về lại cho gia đình, cùng với nhiều động viên, chia sẻ từ chính quyền. Nhiều người còn tỏ ra thương xót cháu bé vì Tết không được gặp mẹ. Cũng có người đã “nhanh miệng” khen bé mạnh dạn.
Trước đó, khoảng 2h sáng 26/6/2021, hai cán bộ, chiến sĩ công an quận Dương Kinh, TP Hải Phòng khi thực hiện nhiệm vụ chốt an ninh trật tự đã phát hiện cháu Hoàng Văn Quyến (SN 2006, ở Hà Giang) đi bộ một mình.
Quyến cho biết, cháu tự ý rời nhà, đạp xe xuống Hải Phòng thăm mẹ đang làm công nhân, trọ ở quận Dương Kinh. Trong quá trình đi đường, lúc mệt quá nằm ngủ thiếp đi, Quyến đã bị trộm cắp mất xe đạp và ba lô. Sau đó, cháu gặp được vài người tốt cho đi nhờ tới Hà Nội rồi đến Hải Phòng.
Công an đã dẫn Quyến đến nơi mẹ cháu thuê nhà thì người mẹ đã về quê. Sau đó, Quyến được đưa về công an quận để chờ bố mẹ xuống đón. Để chia sẻ khó khăn, động viên tinh thần gia đình và cháu bé, công an quận đã mua tặng cháu chiếc xe đạp và ba lô.
Tháng 8/2022, tổ công tác công an huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và công an xã Liên Hòa trên đường đi thực hiện nhiệm vụ làm căn cước công dân ở xã Chiềng Khoa đã phát hiện 1 cháu bé đang đi lang thang, có biểu hiện đói lả.
Tổ công tác đã nhanh chóng đưa cháu bé về trụ sở công an xã Chiềng Khoa, cho cháu ăn uống, nghỉ ngơi và xác minh nhân thân. Cháu không biết nhà ở đâu, chỉ nói tên là Khương (9 tuổi) và tên bố mẹ.
Tổ công tác đã đăng thông tin cháu bé đi lạc lên mạng xã hội, đồng thời tìm kiếm thông tin qua dữ liệu dân cư. Chỉ sau 2 giờ đồng hồ, tổ đã xác định được nhà cháu ở bản Pa Đì, xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ và đưa cháu trở về nhà.
Bà nội cháu cho biết, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mẹ cháu đi làm thuê ở thị trấn Mộc Châu. Hôm đó, sau khi đi học về, cháu đã bỏ nhà đi tìm mẹ, nên bị lạc.
Không nên “nêu gương” và cảm thông
Tôi đọc qua tất cả các bài báo, không thấy có dòng tin nào lên án các cháu nhỏ tự ý bỏ nhà đi khi chưa được phép của người lớn. Không thấy ai nhắc đến việc các cháu nhỏ sau khi trở về bị người nhà răn đe, phạt đòn hay bị thầy cô phê bình nhắc nhở.
Người lớn lấy lý do “đứa trẻ nhớ mẹ quá nên mới đi tìm, thật tội nghiệp”. Nhưng người lớn quên mất rằng nếu đứa bé nào cũng được cảm thông dễ dãi như vậy thì chả khác gì nhận được sự cổ vũ cho hành vi sai trái đó.
Tôi cho rằng, khi tìm được cháu bé, các chiến sĩ công an nên đưa về trụ sở yêu cầu viết bản tường trình về hành vi tự ý bỏ nhà đi, gây ảnh hưởng đến bao nhiêu người khác, yêu cầu cam kết không được tái phạm.
Các thầy cô cũng cần yêu cầu học sinh của mình viết bản tường trình và tự nhận thức được sự việc nguy hiểm khi bỏ nhà đi như vậy. Ông bà, cha mẹ nên răn đe để đứa trẻ hiểu đó là một hành vi sai trái và đáng phải nhận hình phạt.
Cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh. Việc cha mẹ phải đi làm xa là chẳng đặng đừng nhưng cũng không phải là cái cớ để trẻ tự ý bỏ nhà đi tìm. Cha mẹ đi làm xa cũng rất nhớ thương con cái, muốn về quê thăm. Nếu vì lý do nào đó chưa về được, các con cũng cần thông cảm và không nên bỏ nhà đi tìm.
Những người làm cha, làm mẹ, làm ông, làm bà hay cả những nhà chức trách nên dạy trẻ, nghiêm khắc vạch ra ranh giới giữa việc đúng và sai, hành vi ngoan và hư để trẻ hiểu mà không làm những việc có thể gây nguy hiểm cho bản thân, ảnh hưởng đến người khác.
Báo chí cũng nên hạn chế đưa tin những vụ việc như vậy với thái độ cảm thông, chia sẻ. Nếu không, báo chí sẽ vô tình cổ vũ những cháu bé khác có hành động tương tự. Việc gì đáng khen, đáng thưởng thì nên làm, còn những chuyện như trên thực sự không đáng nêu gương và tặng quà cổ vũ.