Bà P.T.L (54 tuổi,Đứtđôibàntaysautainạnhihữutrongnhàbếcerezo – vissel kobe Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng hoảng loạn do bàn tay đứt đôi, chảy nhiều máu. Trước đó, bà L. đang chuẩn bị đồ ăn trong nhà bếp thì trượt chân ngã, bàn tay chống mạnh vào dao dẫn tới đứt lìa. Ngay lập tức, gia đình đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Bác sĩ khám lâm sàng thấy bàn tay phải của bà L. đứt xương, mạch máu trụ quay, dây thần kinh giữa, thần kinh trụ, gân 4 ngón. Người phụ nữ này có bệnh nền đái tháo đường type 2. Bác sĩ nhận định đây là ca bệnh tổn thương rất phức tạp có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn tay. Ngay lập tức, ê-kíp nối chi thể của Khoa Chỉnh hình - Bỏng, Gây mê hồi sức và các chuyên khoa liên quan được mời hội chẩn khẩn cấp. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển về phòng phẫu thuật cấp cứu. Trải qua hơn 6 giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ đã khâu nối gân cơ, các mạch máu và thần kinh cho bàn tay đứt lìa của bà L. Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân phục hồi tốt, có thể cử động gập duỗi ngón tay. Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Tuấn Long, Phó trưởng Khoa Chỉnh hình - Bỏng, cho biết phẫu thuật nối ghép mạch máu, thần kinh, chi thể đứt rời là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên sâu, đôi tay khéo léo và sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chuyên khoa. Bên cạnh đó, bác sĩ còn phải am hiểu về quá trình đông máu, huyết động học, cấu trúc mạch máu,… để tránh các biến chứng có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật.