Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến,étraituổinguykịchtổnthươnggankhisốcsốtxuấthuyếbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng nga Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bệnh nhi là bé trai H.H.Đ.K (27 tháng tuổi), ngụ tại Tiền Giang.
Khai thác bệnh sử, trong 3 ngày đầu, bé sốt và ho. Ngày thứ tư, trẻ bớt sốt, đừ, tay chân lạnh. Gia đình đưa trẻ lên TP.HCM, nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, bác sĩ ghi nhận trẻ sốc, mạch nhẹ chi mát, huyết áp 75/50mmHg. Xét nghiệm máu xác nhận trẻ dương tính với sốt xuất huyết, men gan tăng cao. Bé K. có tiền căn tim bẩm sinh nặng và đã phẫu thuật.
Trẻ được chẩn đoán bị sốc sốt xuất huyết ngày thứ 4, tổn thương gan cấp mức độ nặng trên nền tim bẩm sinh phức tạp. Bác sĩ tiến hành truyền dịch chống sốc. Tuy nhiên, diễn tiến ngày càng nặng, trẻ bị sốc kéo dài, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh nhi được truyền dung dịch cao phân tử và albumin 10%, thuốc vận mạch. Đồng thời, hỗ trợ thở áp lực dương liên tục, thở máy, truyền máu và các chế phẩm máu.
Tình trạng càng phức tạp hơn khi bé bị rối loạn nhịp tim, cơn nhịp nhanh trên thất và phản ứng viêm nặng. Bác sĩ quyết định sử dụng thuốc chống loạn nhịp, kháng sinh phổ rộng, truyền kháng thể miễn dịch.
Sau gần 2 tuần điều trị căng thẳng, sức khỏe của trẻ cải thiện dần. Bé cai được máy thở, tỉnh táo, các chức năng gan, thận, đông máu trở về bình thường.
Trước đó, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tích cực, chủ động phòng chống sốt xuất huyết trước tình hình gia tăng số ca mắc trên cả nước. Hai tháng đầu năm nay, số mắc sốt xuất huyết cả nước tăng 2-3 lần so với cùng kỳ 2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung.
Đầu năm, số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 2-3 lầnTheo Bộ Y tế, đầu năm 2023, tình hình dịch sốt xuất huyết tăng mạnh so với cùng kỳ 2022. Các địa phương cần nhanh chóng đẩy mạnh phòng chống dịch.