Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Lâm Đồng vừa trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất và Sở Tài chính thẩm định dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 1/1/2026. Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 đã được ban hành vào tháng 1/2020,âmĐồngsắpđiềuchỉnhbảnggiáđấtgiáđấtởtạiĐàLạtgầntriệuđồngm keo truc tuyen trên cơ sở khung giá đất theo Nghị định số 96/2019. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 không còn quy định về khung giá và hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K). Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường, đoạn đường hiện nay chưa được cập nhật vào bảng giá, gây khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ tài chính như: Tính tiền chuyển mục đích sử dụng đất; tính tiền giao đất và cho thuê đất; xác định tiền bồi thường khi thu hồi đất; các khoản thuế, phí… Do vậy, bảng giá giai đoạn 2020-2024 phải được điều chỉnh tiệm cận giá thị trường để áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 1/1/2026, tức thời điểm áp dụng bảng giá đất lần đầu theo Luật Đất đai năm 2024. Theo dự thảo, Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng trình bảng giá đất điều chỉnh của TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và 10 huyện. Tuy nhiên, do thị trường không có nhiều biến động nên đa số các địa phương không có sự điều chỉnh về giá đất và hệ số K. Cụ thể, huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà có bổ sung vào bảng giá đất điều chỉnh các tuyến đường, đoạn đường mới do được đầu tư, nâng cấp. Giá đất của các tuyến đường, đoạn đường mới này được đề xuất trên cơ sở điều tra, khảo sát thị trường. Tại huyện Đơn Dương, do cùng khu vực 2 nhưng giá đất trên một số đoạn đường vẫn còn thấp nên đề xuất gộp chung lại. Ở huyện Lâm Hà, một đoạn đường đề xuất điều chỉnh giá đất do mới được đầu tư, nâng cấp. Tại một số huyện khác có sự điều chỉnh số thửa, tờ bản đồ và chỉnh sửa một số sai sót cho đúng với thực tế. Riêng TP Đà Lạt, Sở TN-MT Lâm Đồng cho biết, ngày 12/8 vừa qua, địa phương này có gửi tờ trình kèm hồ sơ liên quan đến việc điều chỉnh bảng giá đất. Tuy nhiên, ngày hôm sau, UBND TP Đà Lạt đã thu hồi tờ trình này với lý do cần kiểm tra, làm rõ một số nội dung. Đến ngày 22/8, UBND TP Đà Lạt có văn bản xin gia hạn thời gian góp ý dự thảo trong khi chờ ý kiến của Ban Thường vụ Thành uỷ. Để đảm bảo thời gian hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh, Sở TN-MT đã trình tờ trình ngày 12/8 của UBND TP Đà Lạt. Sở này đề nghị UBND TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và 10 huyện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến phương án điều chỉnh bảng giá đất để thuyết minh trước Hội đồng thẩm định bảng giá đất Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, Hội đồng thẩm định bảng giá đất tỉnh sẽ thẩm định, cho ý kiến để Sở TN-MT hoàn chỉnh dự thảo điều chỉnh bảng giá đất và thực hiện các bước tiếp theo. Theo dự thảo điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 của tỉnh Lâm Đồng, tại TP Đà Lạt, giá đất nông nghiệp cao nhất 1,2 triệu đồng/m2, giá đất ở nông thôn cao nhất 4,83 triệu đồng/m2. Giá đất ở cao nhất tại TP Đà Lạt là 72,8 triệu đồng/m2, thuộc về Khu Hoà Bình (tất cả đường, kể cả khu vực bến xe nội thành) và tất cả đường Nguyễn Thị Minh Khai. So với bảng giá trước khi điều chỉnh, xét theo giá cao nhất và chưa nhân với hệ số K, giá đất nông nghiệp tại TP Đà Lạt dự kiến tăng 6 lần, giá đất ở nông thôn tăng 2,3 lần, giá đất ở đô thị tăng 1,3 lần. Tại TP Bảo Lộc, giá đất nông nghiệp dự kiến điều chỉnh cao nhất 546 nghìn đồng/m2, giá đất ở nông thôn cao nhất 9,6 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá đất ở đô thị dự kiến cao nhất 35,1 triệu đồng/m2 thuộc về đường Lê Hồng Phong, đoạn từ sau đường Kim Đồng đến hết đường Trần Phú. So với bảng giá đất trước điều chỉnh, nếu xét theo giá cao nhất và chưa nhân với hệ số K, giá đất nông nghiệp tại TP Bảo Lộc dự kiến tăng 4,3 lần, giá đất ở nông thôn tăng hơn 2 lần và giá đất ở đô thị tăng 1,8 lần. Vì sao TPHCM quyết chọn phương án phải điều chỉnh bảng giá đất?
Trước khi TPHCM đưa ra dự thảo điều chỉnh bảng giá đất để lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo đã xây dựng 4 phương án. Có hạn chế gì mà thành phố quyết chọn phương án điều chỉnh giá đất?