10 nguyên tắc ứng xử với con cha mẹ nên đọc_keo nhat ban

时间:2025-01-26 15:16:57来源:PhongThuyBet作者:Cúp C2

Những bậc phụ huynh thường có xu hướng nhìn vào những hành vi,êntắcứngxửvớiconchamẹnênđọkeo nhat ban thái độ của con để đánh giá. Cha mẹ ít khi tự soi gương, suy nghĩ và nhìn nhận về cách ứng xử với con. Điều này dẫn đến việc con cái thường cảm thấy gò bó, áp lực… Dưới đây là 10 nguyên tắc được chị Phan Thị Thùy Linh (Thừa – Thiên Huế) chia sẻ.

1. Tôn trọng

Trong tất cả các mối quan hệ , sự tôn trọng nhau luôn được đặt lên hàng đầu. Khi cha mẹ tôn trọng con cái thì chính cha mẹ cũng sẽ được tôn trọng.

Trong gia đình, yêu thương nhau là sự quan tâm sẻ chia những niềm vui nỗi buồn giữa các thành viên. Mối quan hệ sẽ chỉ được duy trì bền vững nếu sự tôn trọng đến từ hai phía. Tuy nhiên, cha mẹ thường có thói quen và nếp nghĩ như những “ bề trên”, nghĩa là con cái bắt buộc phải nghe theo lời ba mẹ mà hiếm khi cho con cơ hội được bày tỏ bản thân.

{keywords}
Hình ảnh minh họa

Con cái dường như là nơi trút mọi bực bội hờn ghen của cha mẹ. Vô tình, chính cha mẹ khiến con cái bị tổn thương. Cách cư xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của con và xa hơn nữa là những tác động đến hôn nhân của chúng sau này. Vì vậy, cha mẹ tôn trọng con cái để duy trì một cuộc sống bình đẳng và hòa thuận cùng các con.

2. Giữ lời hứa

Đã bao lần cha mẹ không giữ lời hứa với con? Đã bao lần những đứa trẻ phải chịu sự thiệt thòi ? Và sẽ có bao nhiêu trẻ trong xã hội này hình thành một thói quen “thất hứa”?

Chúng ta, những người làm cha làm mẹ, thường cho rằng bọn trẻ còn nhỏ, đâu biết gì là lời hứa, có hứa rồi chúng cũng sẽ quên. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, trẻ cũng là một con người, có não bộ, có tư duy và hoàn toàn có nhận thức.

Khi cha mẹ thất hứa, tức là tự cha mẹ đánh mất cơ hội trở thành người đáng tin tưởng nhất trong mắt con cái.

Khi cha mẹ thất hứa, tức là mối quan hệ đó tồn tại mà thiếu đi niềm tin lẫn nhau. Cha mẹ cũng cần chắc chắn đó là những lời hứa hoàn toàn có thể thực hiện. Nên nhớ, lời hứa không phải là sự "dụ dỗ".

3. Lắng nghe

Giữa cha mẹ và con cái, ít nhiều sẽ xảy ra những mâu thuẫn. Cha mẹ cũng thường hay than phiền rằng bọn trẻ thật khó hiểu và ngang bướng. Thực ra đó là vì cha mẹ chưa tạo cơ hội cho con được thấu hiểu. Cha mẹ vì một lý do nào đó mà đôi khi làm ngơ trước những cảm xúc của con cái. Trẻ con cũng như người lớn, biết vui biết buồn, biết thương biết nhớ và cả biết cáu biết giận. Vậy nếu một ngày nào đó, đứa trẻ bỗng trở nên khác lạ, thì cha mẹ hãy đến bên con.

Hãy cho con quyền được chia sẻ, quyền được lắng nghe. Lắng nghe con để hiểu tâm lý của con, để cùng con trải nghiệm những cảm xúc. Khi những tâm hồn có được sự hòa hợp đồng điệu thì đó cũng là khi những nụ hoa hé nở..

4. Làm gương

Trước khi dạy con, hãy tự dạy chính mình. Cha mẹ là tấm gương phản chiếu rõ ràng nhất của con cái. Con cái luôn có thói quen nhìn vào các hành vi xung quanh của người lớn để bắt chước. Nếu muốn con lễ phép với mình thì chính cha mẹ phải lễ phép với ông bà. Nếu muốn con lịch sự nơi công cộng thì cha mẹ phải lịch sự với mọi người xung quanh. Rõ ràng, dù là một cách vô thức hay có ý thức, thì con cái sẽ học theo những điều cha mẹ làm hơn là những điều cha mẹ nói.

5. Thỏa hiệp

Thỏa hiệp không có nghĩa là nhượng bộ. Thỏa hiệp là sự cho phép con làm điều con muốn trong khuôn khổ cho phép, trong giới hạn đặt ra và hoàn toàn phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng nhau. Không ai có quyền xâm phạm đến sự riêng tư của ai. Trên một phương diện, trẻ nhỏ là một cá thể độc lập, có suy nghĩ có lập trường riêng và chúng cũng muốn được thể hiện quyền tự do đó.

Vậy hãy cho trẻ thoái mái lựa chọn dưới sự kiểm soát. Cha mẹ đừng nên tạo áp lực và bắt trẻ phải nghe theo bởi có những quyết định mà trẻ hoàn toàn nhận thức đúng.

6. Khen thưởng

Trong chúng ta, ai cũng muốn được nhận nhiều lời khen. Nó không chỉ là động lực, là sự khuyến khích mà còn là một sự ghi nhận thành quả. Trẻ con thường làm tốt ở những gì mà chúng được khen. Tuy nhiên không phải tất cả những lời khen đều làm trẻ có hướng nhìn tích cực.

Vì vậy, khi khen thưởng cho trẻ, không đơn giản chỉ là một món quà, một bộ quần áo mà cha mẹ cần giúp trẻ nhận ra vì sao chúng được khen và những kết qủa chúng có được là gì. Lời khen sẽ giúp trẻ tạo dựng lòng tự trọng và sự tự tin nhưng lời khen cũng cần phải tiết chế để tránh tạo cho trẻ cảm giác kiêu căng.

7. Trừng phạt

Con người, ai rồi cũng mắc lỗi lầm. Trẻ nhỏ, khi mà não bộ chưa phát triển toàn diện, khi mà sự nhận thức chưa đạt đến mức tối ưu thì rõ ràng, việc trẻ phạm lỗi là điều luôn luôn không thể tránh khỏi. Cha mẹ cần thống nhất những hình thức trừng phạt con cái và nhất định phải phạt bằng hành động chứ không phải là lời nói suông.

Cha mẹ cần thể hiện cái uy, và trọng lượng trong từng lời nói để con cái nhận ra rằng cha mẹ thật sự nghiêm khắc. Tuy nhiên, với những vi phạm lần đầu, cha mẹ hãy đưa ra lời dạy dỗ, khuyên bảo và răn đe nếu tiếp tục tái phạm. Cho con cơ hội được sửa sai và giúp con hình thành thói quen tốt. Trừng phạt không đi kèm với lăng mạ, trừng phạt là một trong những phương pháp giáo dục tích cực để đảm bảo quy luật " có thưởng có phạt”.

8. Xin lỗi

Bởi vì tất cả chúng ta đều là con người. Con người sẽ chắc chắn có sai lầm. Cha mẹ chỉ là những con người bình thường như thế. Xin lỗi con để con thấy cha mẹ không phải là “siêu nhân luôn luôn đúng”.

Xin lỗi con cũng chính là sự xin lỗi bản thân, là sự phát triển nhân cách con người. Cha mẹ thường cảm thấy ngại ngùng , gượng gạo khi phải đích thân nói lời “xin lỗi”. Có nhiều người còn sợ mất đi cái uy của bậc phu huynh. Nhưng cha mẹ cần nhớ rằng, xin lỗi con là dạy con biết nhận ra cái sai và biết sửa sai. Là sự công bằng trong mối quan hệ cha mẹ và con cái. Hơn nữa, xin lỗi , trong một lúc nào đó, còn là phép nhiệm màu giúp gắn kết tình cảm giữa con người với con người.

9. Cảm ơn

Cảm ơn được xem như là một nét văn hóa đẹp ở tất cả các quốc gia. Cha mẹ luôn dạy con phải biết nói lời cảm ơn như là một nét lịch sự tối thiểu trong giao tiếp.

Cảm ơn là bày tỏ sự biết ơn, cảm kích trước lời nói hay hành động giúp đỡ của ai đó. Khi con cái cảm ơn cha mẹ thì cha mẹ sẽ rất vui và ngược lại nếu con cái được nhận sự cảm từ cha mẹ thì là động lực để giúp chúng thực hiện nhiều điều tốt.

Cảm ơn con cũng chính là dạy con biết cảm ơn.

10. Khéo léo

Trong quá trình giáo dục, giữa cha mẹ và con cái thường không tìm được tiếng nói chung. Những cuộc tranh cãi , cuộc chiến xảy ra, đẩy 2 thế hệ về 2 bên chiến tuyến. Và kết thúc bằng sự thất bại. Trẻ con luôn luôn muốn được thõa mãn cảm xúc của chúng. Đó là sự vui vẻ, sự hài lòng trong cách mà cha mẹ đối xử với chúng. Muốn vậy, cha mẹ hãy khéo léo tạo ra một bầu không khí hòa đồng, yêu thương, nơi chỉ có những cử chỉ và ngôn từ đẹp, chứ không phải là một không gian căng thẳng, đầy rẫy những tiếng la hét. Đó không phải là sự nhu nhược mà đó là sự kiềm chế một cách có khoa học nhằm đạt được mục đích tích cực trong mối quan hệ này.

Giáo dục con cái chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Trong thời đại phát triển của xã hội như ngày này, trẻ con bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường bên ngoài rất nhiều. Những tác động đó dù tích cực hay tiêu cực cũng hình thành nên tính cách trẻ.

Trẻ con như tờ giấy trắng. Và cha mẹ là người thầy đầu tiên. Hãy viết lên tờ giấy đó những điều tốt đẹp bằng chính những lời nói và hành động của mình. Cha mẹ hãy đối xử với con công bằng như những người bạn chứ không phải là bằng sự “uy quyền” của người lớn.

Hãy cho trẻ cảm nhận gia đình là điều quan trọng nhất- là nơi mà sợi dây vô hình đã, đang và sẽ kết nối những yêu thương.

  • Phan Thị Thùy Linh(Thừa – Thiên Huế)
相关内容
推荐内容