Ngày 10/12,ĩnhPhúcdựkiếnhợpnhấtsởcơquanvàtươngtươkeo nha cai.5 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An nhấn mạnh, 2024 là năm khó khăn, thách thức chưa từng có và có nhiều biến động về công tác cán bộ, song Vĩnh Phúc vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng, 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Vĩnh Phúc tăng 7,52% so với năm 2023, cao hơn bình quân chung cả nước. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước ở tỉnh này đạt gần 30.500 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán. Đặc biệt, Vĩnh Phúc đã thực hiện miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh bậc THPT. Ông An cho biết thực hiện chủ trương của Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo định hướng đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho chủ trương, Vĩnh Phúc sẽ kết thúc và giải thể 12 tổ chức đảng, thành lập 2 đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy; sáp nhập 2 ban xây dựng đảng; kết thúc nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ. Vĩnh Phúc cũng dự kiến hợp nhất 12 sở, cơ quan và tương tương; hợp nhất 5 ban quản lý dự án cấp tỉnh còn 3 ban; nhập 5 công ty do Nhà nước quản lý thành một công ty. "Như vậy, sau sắp xếp sẽ giảm được 10 tổ chức đảng, một ban đảng, 8 sở và giảm 6-7 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh", ông An thông tin. Người đứng đầu Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhấn mạnh chủ trương tinh giảm tổ chức, bộ máy được xem như cuộc cách mạng được nhân dân đồng tình, ủng hộ và rất mong chờ kết quả. Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành sớm kế hoạch, trước khi tiến hành Đại hội đảng bộ cấp huyện và cấp tỉnh. Nhận định việc tinh gọn tổ chức, bộ máy chắc chắn sẽ đụng chạm đến lợi ích của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân, ông Dương Văn An dẫn lại lời của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định "đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước". Vì vậy, ông yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải quyết tâm cao trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy; động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải mạnh mẽ, dũng cảm, chấp nhận hi sinh lợi ích cá nhân, nhường lại vị trí cho người được giao nhiệm vụ theo chủ trương sắp xếp, tinh gọn. Phải coi đó như một sự cống hiến vì sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đại mới, kỷ nguyên mới. Bí thư Vĩnh Phúc đề nghị HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh và HĐND các cấp thống nhất chủ trương này và lan tỏa đến cử tri trong các kỳ tiếp xúc cử tri để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. HĐND tỉnh Vĩnh Phúc giám sát thực hiện chủ trương bảo đảm công khai, minh bạch, nhất là trong bố trí cán bộ, thực hiện cơ chế chính sách của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Đi liền với đó, HĐND tỉnh sớm ban hành chính sách thuộc thẩm quyền cho những trường hợp "hy sinh" vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách. Tại kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông trình bày báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước ước của Vĩnh Phúc ước đạt gần 30.500 tỷ đồng; thu hút đầu tư tiếp tục khởi sắc, với 600 triệu USD vốn đầu tư từ các dự án FDI, tăng 50% so với kế hoạch; 5.500 tỷ đồng vốn DDI (vốn đầu tư trực tiếp trong nước) đạt kế hoạch đề ra. Năm 2025, Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng từ 8-9%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,5-12%, dịch vụ tăng từ 8-8,5%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5-3%. Tổng thu ngân sách mục tiêu đạt 27.026 tỷ đồng; thu hút từ 500 triệu USD vốn FDI và 2.200 tỷ đồng vốn DDI. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3% và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%.