Phó giáo sư Fan Zhihong,ýdongườiNhậtăncơmthườngxuyênnhưngđườnghuyếtổnđịtrực tiếp tỷ số Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, thông tin nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Những người có cha mẹ và họ hàng mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, thói quen ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo cũng không tốt. Gạo trắng được chế biến mịn dễ tiêu hóa nên khi hấp thụ, lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Nếu thường xuyên ăn nhiều cơm nhưng không tích cực vận động, mọi người có thể đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Theo Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế năm 2021, Nhật có khoảng 11 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Số người bị tiền tiểu đường là 10 triệu. Như vậy, cứ 13 người Nhật có 1 người bị tiểu đường và 1 người bị tiền tiểu đường. Đây không phải con số thấp nhưng kém hơn nhiều so với Trung Quốc, nơi người dân cũng thường xuyên ăn cơm. Theo Aboluowang, Trung Quốc có 110 triệu người mắc bệnh tiểu đường và 490 triệu người mắc bệnh tiền tiểu đường, đứng đầu thế giới. Trung bình cứ 10 người Trung Quốc thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường và 5 người bị tiền tiểu đường. Người Nhật thường ăn nhiều món, mỗi món thường có lượng khá ít, bao gồm cả cơm. Trong khi đó, người Trung Quốc ăn rất nhiều cơm kèm với các món chiên xào dùng nhiều dầu mỡ. Người Trung Quốc thích ăn cơm nóng nhưng người Nhật chủ yếu ăn cơm để nguội như sushi và cơm nắm. Cơm nguội không dễ tiêu hóa, giống như chất xơ, vì vậy không làm tăng vọt lượng đường trong máu như cơm nóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, thức ăn lạnh có thể ảnh hưởng đến việc tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột. Vì vậy, người gầy, khả năng tiêu hóa kém không thích hợp ăn đồ quá nguội. Thói quen của người Nhật là cho một chút giấm trắng vào nồi cơm trước khi bật nút nấu hoặc sau khi cơm đã chín. Họ tin rằng làm như vậy cơm sẽ giữ được lâu hơn. Axit axetic trong giấm có thể làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường glucose, khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn. Đừng nấu cơm quá nhão: Cơm mềm dẻo sẽ dễ tiêu hóa hơn nên khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn. Thêm gạo lứt và đậu nguyên hạt vào gạo trắng:Thường xuyên ăn gạo trắng mịn sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên thêm gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ và các loại ngũ cốc thô vào cơm để ổn định đường huyết. Ăn cơm nấu trong ngày, tránh hâm nóng nhiều lần:Tốt nhất là không nên nấu quá nhiều cơm cùng một lúc. Việc để cơm quá lâu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc. Lượng cơm khác nhau
Cơm nóng và cơm nguội
Người Nhật cho giấm vào gạo
Cách nấu cơm tốt cho sức khỏe
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn cơm mỗi ngày?
Ăn cơm nấu từ gạo trắng và gạo lứt đều giúp bạn có thêm năng lượng, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên vo gạo cẩn thận trước khi nấu.