Gia đình tôi có một mảnh đất của cha mẹ để lại năm 1980. Năm 1995,àngxómmượnđấttrồngtrọtrồikhôngchịutrảlạkq bóng đá tay ban nha chúng tôi vào Quảng Trị sinh sống, để cho hàng xóm mượn mảnh đất đó trồng trọt. Năm 2012, cha mẹ tôi có ý định về quê sinh sống, muốn đòi lại mảnh đất nhưng nhà hàng xóm lại không có ý định trả lại, gây khó dễ. Vậy chúng tôi phải làm sao để lấy lại mảnh đất của mình?
Luật sư tư vấn:
Do câu hỏi của bạn chưa có đầy đủ thông tin, dữ liệu cụ thể nên có thể có các trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Trường hợp gia đình bạn có căn cứ chứng minh mảnh đất cho gia đình hàng xóm mượn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn và có căn cứ chứng minh việc gia đình bạn đã cho gia đình hàng xóm mượn mảnh đất này để trồng trọt.
Căn cứ Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mượn tài sản:
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
Ảnh minh họa |
Theo đó, nghĩa vụ của bên mượn tài sản được quy định như sau:
“Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả”.
Bên cạnh đó, Điều 100 Luật đất đai 2013 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của chính phủ.
Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn có một trong các loại giấy tờ theo điều 100 Luật đất đai trên và có hợp đồng cho mượn đất hoặc có xác nhận của bên mượn, người làm chứng thì gia đình bạn có căn cứ để đòi lại diện tích đất đã cho mượn trên. Đồng thời, trích lục hồ sơ thửa đất từ trước khi cho mượn để làm cơ sở chứng minh.
Để đảm bảo quyền lợi thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để tiến hành giải quyết kiện đòi tài sản lại (đòi đất) để đảm bảo quyền lợi của mình. Toà án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết sẽ là toà án nơi có đất tranh chấp.
Thứ hai: Nếu gia đình bạn không có căn cứ chứng minh mảnh đất cho gia đình hàng xóm mượn
Tuy nhiên, gia đình bạn có thể liên hệ cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó xem mảnh đất đó thuộc về quyền sử dụng của gia đình bạn hay không.
Tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
Khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Nếu như UBND cấp xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Khiếu nại quyền lợi liên quan đến đất đai của người thân đã mất
Bố mẹ em mất đã lâu. Em là người thừa kế duy nhất nhưng đến nay vẫn chưa đứng tên quyền sở hữu đất (do bìa đất tái định cư nợ tiền đất).