Nghĩ về nỗi khổ của người để thấy mình hạnh phúc_tỷ lệ tỷ số

 人参与 | 时间:2025-01-23 13:21:00

Rồi tôi ngồi liệt kê những điều mình đã trải qua và định danh đó là hạnh phúc,ĩvềnỗikhổcủangườiđểthấymìnhhạnhphútỷ lệ tỷ số tính đếm những nụ cười mình đã dành trao, nhận về một cách có ý thức. Tôi xem đó là phần thưởng cuối ngày cho mình.

Tôi vẫn thường nghĩ về cái chết. Không phải tôi bi quan, mà tôi nghĩ về một thực tế tất yếu của cuộc sống mà mình, những người thân thương của mình có thể trải qua bất cứ lúc nào. Và tất nhiên, không phải nghĩ về để buồn mà theo đó, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để mỉm cười nhiều hơn, để người thân mình bớt phiền não, có thêm những niềm vui sống.

{keywords}
 

Tôi ở xa má và cậu con trai một tuổi rưỡi của mình. Mọi người vẫn hay hỏi, vậy có buồn lắm không? Tôi hay trả lời họ rằng, tất nhiên không vui bằng ở gần mỗi ngày nhưng cũng có những niềm vui riêng, không đến nỗi buồn!

Và tôi liệt kê những niềm vui mình nhận về, như mỗi ngày vẫn gọi video bằng Zalo hoặc Facebook để thấy mặt, nghe tiếng hai người thân thương.

Tôi cập nhật sức khỏe, hỏi những niềm vui mà má tôi cùng cậu con trai như cách tôi vẫn hỏi mỗi ngày với mình. Má tôi kể về việc thằng cháu nội đã biết đi và bi bô nói chuyện, với giọng bi bô đáng yêu thế nào. Tôi bảo con nói cho tôi nghe, gọi ba thử, nó gọi “ba ba” và cả nhà tôi cười vang qua điện thoại.

Tuy xa nhau nhưng chúng tôi vẫn kết nối. Thay vì nghĩ về việc xa cách và buồn, tôi nghĩ rằng mình và người thân mình còn khỏe mạnh để nói chuyện với nhau là một may mắn lớn. Thay vì xoáy sâu vào hoàn cảnh xa nhà, tôi và má mình nghĩ tới việc cùng nhau lo cho con tôi một cuộc sống bình yên dưới mái nhà của chúng tôi ở Quảng Nam.

Thằng con tôi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng không chỉ những bình sữa má tôi pha mỗi ngày mà còn bằng sự tích cực, bình an từ chính tôi và nội của nó. Tôi sẽ tưới tắm hạt giống an vui cho tôi và người thân thương của mình bằng câu hỏi hôm nay có gì vui không để cùng hướng về năng lượng tích cực.

Tôi nghĩ thế nên tôi luôn đồng tình với má, dù ở xa nhau nhưng không có nghĩa mình không thể có những tiếng cười, không thể có những niềm vui.

Má tôi vẫn là người lạc quan như bà đã lạc quan khi một mình vượt cạn, nuôi dạy tôi suốt mấy chục năm qua. Xa nhau, má tôi dạy thêm cho tôi bài học bình tâm trước mọi thay đổi, biến cố trong đời. 'Tình thương phải được biểu hiện một cách đúng đắn, nếu không sẽ mang lại hệ lụy, khổ đau'. Câu nói này tôi học được từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người vẫn thường gửi thông điệp 'hiểu và thương' trong những pháp thoại của mình trước Phật tử.

'Hạnh phúc là con đường chứ không phải là đích đến'. Đó cũng là lời nhắn nhủ của vị Thiền sư năm nay đã gần 95 tuổi, đang an dưỡng tại chùa Từ Hiếu (TP Huế). Tôi suy nghĩ nhiều về lời dạy đó. Để rồi, khi làm gì, tôi cũng luôn tự nhắc mình: làm việc này, mình phải có niềm vui ngay khi thực hiện chứ không phải đợi đến lúc đạt được hay thành công.

{keywords}
 Châu Văn Long - đầu bếp chọn về vườn - sống thuận tự nhiên - Ảnh: FB Long Chau

Nhắc đến lý 'hạnh phúc là con đường' tôi còn nhớ Châu Văn Long - một đầu bếp sinh năm 1987 - là người đã thể hiện việc sống hạnh phúc như thế.

Tôi đã có duyên phỏng vấn cậu ấy cách đây vài năm. Trước đó, Long từng xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình như Quán quen món ruột, Người nội trợ hoàn hảo, Vui sống mỗi ngày, Ẩm thực Sài Gòn..., là bếp trưởng 8020Fit VN Body Transformation - chương trình ăn để giảm cân và tốt cho sức khỏe đến từ Mỹ, đồng thời là admin của một fanpage được đông đảo cộng đồng mạng theo dõi.

Đùng một cái, Long chọn về quê Đắk Lắk để làm nông dân, sống gần gũi với thiên nhiên và tự nhận 'điên điên' trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với nhiều người, trong đó có tôi, khi dõi theo Long thì thấy, bạn đã truyền một cảm hứng tích cực qua những hình ảnh chân chất, những bài viết chia sẻ thẳng tính và thẳng thớm của mình, thực hiện ngay tại mảnh vườn, bờ rẫy nơi cậu sống.

Ví dụ như bài mới nhất trên Facebook cá nhân, Long viết: 'Long đã chuẩn bị cho sự khởi đầu này 3 năm trước rồi í! Làm tại nhà. Ăn uống địa phương. Ít tiếp xúc đám đông. Lên mạng se sua là chính. Không tiêu dùng công nghiệp. Không mua sắm, ưu tiên xài đồ cũ. Bớt xả rác. Trồng nhiều cây. Ít đi du lịch. Đã đi thì đi cho lâu luôn. Đi học hỏi là chính! Nuôi dưỡng miếng đất cắm dùi. Các bạn nào chưa chuẩn bị thì lo đi là vừa nha!;.

Nói đi đôi với làm, lúc nào người tiếp xúc cũng thấy Long luôn đầy năng lượng, vững chãi và có cái nhìn tích cực cho mọi tình huống của bản thân cũng như cuộc sống quanh mình. Viết Facebook truyền cảm hứng cũng là một việc lành, tôi nhận ra điều đó bên cạnh việc ý thức không lan truyền tin tức tiêu cực, tin giả - vốn là vấn nạn của thời nay. Đặc biệt là trong lúc dịch Covid-19 này, những kẻ tung tin giả càng hoạt động mạnh hơn.

Cách đây vài năm, tôi đọc cuốn sách của một nhà sư - thầy Viên Ngộ - tựa sách đã là một chìa khóa: Hạnh phúc tùy cách nhìn.

Xuyên suốt các bài viết trong sách gợi lên một suy nghĩ, là hạnh phúc không phải là những điều kiện thuộc về bên ngoài mỗi người. Không nhất thiết phải ở gần nhau mới vui, không cần phải mặc đẹp mới tự tin. Như Châu Văn Long, mặc đồ cũ và kể chuyện làm nông ở quê vẫn khiến người tiếp xúc thấy cậu ấy thật đẹp, thật đáng yêu, đáng ngưỡng mộ.

Trong hoàn cảnh bệnh dịch, nhiều người cùng trải qua một điều kiện như nhau, nhưng có người rối nùi, phiền lo tới nóc, nhưng những người khác đã bình yên đi qua, còn có nhiều chia sẻ giúp người bình tâm. Nhiều người khác còn xắn tay vận động, góp sức sẻ chia vì hiểu rõ, đây là phần việc của mình, chỉ có làm vậy mới giúp khó khăn qua mau, đại dịch và hạn mặn sớm cải thiện, có thay đổi tích cực.

Với những người truyền cảm hứng tích cực, khuôn diện họ lúc nào cũng mang một nguồn năng lượng mà tôi gọi tên đó là hạnh phúc.

Tôi nghĩ về họ và tự nhắc mình, rồi nói với má: 'Mình khổ nhưng có nhiều người khổ hơn mình nhiều đó má'. Má tôi bảo, nhìn vậy thì thấy mình không đến nỗi nào, tự nhiên thấy hạnh phúc hẳn lên.

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền

Chàng trai miền Tây bỏ chu du thế giới, về quê giúp bà con kiếm tiền

Khi được hỏi mọi người nói gì khi No bỗng dưng từ một hướng dẫn viên du lịch chuyển sang sản xuất ống hút, cậu cười nói: ‘Gia đình hiểu mình, nhưng bạn bè nói mình bị điên’.  

顶: 58539踩: 342