Thông tin nêu trên vừa được bà Hoàng Thị Phương Lựu,áthiệnvụsửdụngtrạmphátsóngBTSgiảđểpháttántinnhắnlừađảkq arsenal Phó Chánh văn phòng phụ trách Văn phòng Bộ TT&TT chia sẻ tại buổi họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, ngành trong 3 tháng đầu năm nay, do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chủ trì.
Bà Hoàng Thị Phương Lựu cũng cho biết, các vụ sử dụng trạm phát sóng BTS giả phát tán tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo, tin nhắn giả mạo, bị phát hiện và chuyển cơ quan chức năng điều tra xử lý trong tháng 3/2023, được các đối tượng xấu thực hiện với mục đích lừa đảo người dân tại Hà Nội, TP.HCM, Gia Lai, Quảng Nam và Thanh Hóa.
Về tình hình an toàn thông tin mạng, đại diện Văn phòng Bộ TT&TT cho hay, trong tháng 3, Bộ TT&TT đã triển khai, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ trọng tâm về bảo đảm an toàn thông tin năm nay.
Đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xác định cấp độ an toàn cho các hệ thống thông tin sử dụng thiết bị camera giám sát. Xây dựng bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.
Thống kê cho thấy, tính đến cuối tháng 3, tổng số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) là 392.108 địa chỉ, giảm 50,3% cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,5% so với tháng 2/2023.
Cũng trong tháng 3, Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 525 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 68,9 % so với tháng 2/2023 và giảm 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong 525 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, có tới 407 cuộc tấn công lừa đảo - Phishing, chiếm tới gần 78%. Số lượng sự cố tấn công mạng thuộc 2 hình thức tấn công thay đổi giao diện và tấn công cài mã độc vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam lần lượt là 65 và 53 cuộc.
“Số lượng địa chỉ IP nằm trong mạng botnet và các cuộc tấn công mạng đã giảm nhờ chiến dịch càn quét mã độc và việc cung cấp thông tin cảnh báo kịp thời tới các cơ quan, tổ chức và người dùng mạng Internet”, đại diện Văn phòng Bộ TT&TT cho biết thêm.
Cũng theo số liệu của Cục An toàn thông tin, tính chung cả quý I năm nay, cơ quan này đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 3.446 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thời gian tới, để bảo đảm an toàn thông tin mạng, Bộ TT&TT vẫn tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh; đồng thời tiếp tục có các văn bản cảnh báo rộng rãi, đôn đốc việc rà soát điểm yếu lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.
Ngoài ra, theo đại diện Văn phòng Bộ TT&TT, việc tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT trong tháng 4/2023.
Phát hiện hơn 3.200 trang lừa đảo người dùng Việt trong gần 3 tháng đầu nămTrong các tháng đầu năm nay, tấn công lừa đảo có xu hướng gia tăng. Theo ghi nhận của dự án Chống lừa đảo, trong gần 3 tháng qua, đã phát hiện tới 3.271 trang web lừa đảo người dùng Việt Nam.(责任编辑:Thể thao)