您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Lao vào đời mưu sinh sau Tết qua ống kính của chàng trai Lạng Sơn_kqbd manchester united 正文

Lao vào đời mưu sinh sau Tết qua ống kính của chàng trai Lạng Sơn_kqbd manchester united

时间:2025-01-16 04:48:07 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Lao vào đời mưu sinh sau Tết qua ống kính của chàng trai Lạng Sơn_kqbd manchester united

Mang tiền về cho bố mẹ

Năm nay,àođờimưusinhsauTếtquaốngkínhcủachàngtraiLạngSơkqbd manchester united Tô Việt Dũng (24 tuổi, quê tỉnh Lạng Sơn) cảm giác Tết đến và đi quá vội, vụt qua như chớp mắt. Cảm giác ở nhà chưa được bao lâu đã phải trở lại Hà Nội làm việc khiến Dũng hụt hẫng.

Dũng là thợ chụp ảnh tự do. 2022 là năm đầu tiên Dũng làm việc tại Thủ đô. Xa nhà, chàng trai xứ Lạng không quá cô đơn nhưng lúc nào cũng lo lắng cho bố mẹ ở quê.

Không chọn học đại học, Tô Việt Dũng quyết tâm theo nghề chụp ảnh.

Học hết cấp 3, Dũng không thi đại học mà chọn học nghề. Có lẽ, lựa chọn này phù hợp với hoàn cảnh và sở thích của Dũng. 

Sau thời gian trau dồi nghề nghiệp, Dũng mạnh dạn đến Hà Nội lập nghiệp: “Hà Nội là một thành phố lớn, đông dân, phát triển và nhiều cơ hội. Đây là môi trường mới, giúp tôi học những điều mới mẻ, tạo cảm hứng sáng tạo ra các bộ ảnh đẹp, đa dạng thể loại”.

Ở môi trường mới, chưa có nhiều mối quan hệ, số lượng khách hàng tìm đến Dũng không ổn định, thu nhập chỉ đủ sống. Tuy nhiên, Dũng học được cách làm việc chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, bản thân phải không ngừng cố gắng để bắt kịp đồng nghiệp.

Sau một năm miệt mài làm việc, Dũng phấn khởi trở về xứ Lạng ăn Tết cùng bố mẹ. Món quà mà chàng trai trẻ mang về quê không chỉ có những câu chuyện đời mà còn một số tiền nho nhỏ biếu đấng sinh thành.

Tết về với bố mẹ trôi thật nhanh, Dũng chưa thỏa nhớ nhung đã phải lao vào đời mưu sinh. Dù có chút tiếc nuối Tết quê nhưng khi thấy mẹ chuẩn bị gạo, bánh chưng, đặc sản quê như bánh khảo, khẩu xi… chàng trai trẻ hiểu đã đến lúc lên đường.

Tô Việt Dũng thường nhận chụp ảnh cưới, áo dài...

Tiễn con trai, bố mẹ của Dũng không dặn dò nhiều, chỉ nghẹn giọng bảo con đi đường cẩn thận, đến nơi thì gọi điện về. Nắm chặt tay lái, sửa lại túi đựng máy ảnh, Tô Việt Dũng chào bố mẹ, lướt vào cung đường quanh co, hướng về Hà Thành.

Lao vào đời mưu sinh

Suốt hành trình 230km từ Lạng Sơn về Hà Nội, Tô Việt Dũng hòa vào dòng người trở về nơi làm việc sau bao ngày nghỉ Tết. Chiếc xe máy của chàng trai trẻ nóng dần lên khi con đường thu ngắn lại.

Lúc dừng nghỉ ở bên đường, Dũng bắt gặp hình ảnh người người chuyên chở những chiếc vali, đồ đạc cá nhân, quà quê… Chàng trai như nhìn thấy chính mình trong hình ảnh lao vào đời mưu sinh, gói ghém theo tình cảm quê nhà.

Lúc dừng chân nghỉ ven đường, chàng trai trẻ bắt gặp hình ảnh mọi người vội vã rời quê.

Là một thợ chụp ảnh tự do, Tô Việt Dũng không để lỡ khoảnh khắc tràn đầy cảm xúc. Chàng trai vội mở máy ảnh, chụp lại hình ảnh mọi người chở nhau trên xe máy hướng về xuôi.

“Hôm đó là ngày mùng 4 tết Nguyên đán, nhằm ngày 25/1 dương lịch. Do có lịch chụp ảnh vào ngày hôm sau nên tôi xuống Hà Nội sớm. Khoảng 15h cùng ngày, trên Quốc lộ 1A đoạn đường Hữu Lũng - Lạng Sơn, tôi dừng lại và chụp ảnh dòng người về xuôi làm việc. 

Lần đầu chụp ảnh mang tính chất thời sự, tôi phải cố gắng rất nhiều mới khắc họa được điều muốn tả”, Tô Việt Dũng cho biết.

Ngoài những gia đình nhỏ, nhiều bạn trẻ một mình trở lại nơi làm việc.

Dũng chụp khoảng 200 tấm ảnh nhưng chỉ chọn được tầm 50 tấm đạt tiêu chuẩn. Dù chàng thợ ảnh rất kiên nhẫn nhưng tỉ lệ ảnh lỗi và nhòe quá cao.

Trong số ảnh chụp, Dũng thích nhất tấm ảnh hai anh chị chở rất nhiều đồ đạc và còn mang theo một túi ngô luộc để ăn chống đói dọc đường. Hình ảnh ấy đối với Dũng rất hài hước nhưng cũng vô cùng chân thực.

Sau đó, Dũng đăng tải bộ ảnh này lên mạng xã hội kèm câu rap của Đen Vâu “lao vào đời kiếm cơm, lao vào đời tìm cơ hội”. Ngay lập tức, bộ ảnh được cộng đồng mạng yêu thích, lan tỏa.

Đây là tấm ảnh mà Dũng yêu thích nhất trong bộ ảnh "lao vào đời mưu sinh".

Dũng rất vui khi bộ ảnh chụp lúc ngẫu hứng của mình được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Từ đó, thông điệp những người con xa quê, vội vã trở lại thành phố mưu sinh, mang theo tình yêu, hi vọng của gia đình được truyền tải đến cộng đồng theo cách đẹp đẽ và nhân văn.

Ảnh: Nhân vật cung cấp