- Dù không nói ra nhưng có một tâm tư vô hình vẫn theo NSND Bạch Tuyết mấy chục năm qua không ai thay thế được nghệ sĩ Hùng Cường.
Bạch Tuyết – Hùng Cường thời trẻ. |
Cũng như những cặp đôi vàng khác của nền cải lương nước nhà,ạchTuyết–HùngCườngcặpđôicảilươnghuyềnthoạisóngthầnottingham forest vs mu Hùng Cường và Bạch Tuyết không tự nhiên trở thành một đôi không thể thay thế, không thể tách rời. Hai con người tài hoa có thể gắn kết, ngoài tâm hồn đồng điệu thì không thể chối bỏ được những nét tương đồng đến lạ thường.
NSND Bạch Tuyết từ nhỏ đã tỏ ra có khiếu hát tân nhạc, ngâm thơ. Cũng như bao người, bà rất mê cố nghệ sĩ Thanh Nga. Có giai thoại kể rằng một lần Bạch Tuyết cùng bạn bè lẻn vào hậu trường nhìn ngắm thần tượng. Song giữa đám đông, Thanh Nga chỉ nhìn vào Bạch Tuyết, bất ngờ hỏi bà có biết hát không, rồi khích lệ: “Cưng đi hát đi, chị tin rằng cưng sẽ thành công trong nghề nghệ thuật đó”. Thật vậy, năm 1963, Bạch Tuyết tái ngộ thần tượng trên sân khấu trao giải Thanh Tâm, vì bà là người nhận huy chương vàng còn Thanh Nga là người trao giải.
Song ban đầu, Bạch Tuyết chỉ biết hát tân nhạc. Đến sau này khi bà quyết định dấn thân vào nghiệp sân khấu thì từ gia đình đến dòng họ hai bên nội ngoại đều ra sức cấm cản. Bạch Tuyết phải cương quyết xin đi hát, hẹn cha nếu nổi tiếng thì về, còn thất bại thì tự kết liễu đời mình để không làm ô danh gia đình. Cộng thêm việc soạn giả Điêu Huyền đích thân đến gặp cha Bạch Tuyết để xin, cuối cùng gia đình mới đồng ý để bà theo đoàn hát.
Bạch Tuyết (phải) và Thanh Thanh Hoa trong đêm trao giải Thanh Tâm. |
Trước Bạch Tuyết gặp Hùng Cường và trở thành cặp đôi ‘Sóng thần’ lừng lẫy, bản thân mỗi người trong họ đều đã là một ngọn sóng thần. Gọi như thế không sai vì chưa đào, kép nào gây ra toàn chuyện động trời như Hùng Cường, Bạch Tuyết.
Một nghệ sĩ thông thường muốn vào vai phụ đã phải mất 2 – 3 năm làm nghề. Thế mà Bạch Tuyết vừa vào nghề đã vào thẳng… đào chánh. Chuyện xảy ra vào năm 1961 khi Đoàn Kiên Giang chuẩn bị trình diễn vở tuồng Lá thắm chỉ hồng thì đào chính đột ngột rời đoàn. Trong tình thế khẩn cấp, Bạch Tuyết được cha nuôi là soạn giả Điêu Huyền đưa vào thay. Vậy mà trong lần đầu tiên lên sân khấu, Bạch Tuyết đã bật sáng rực rỡ trong vai cô lái đò Lệ Chi với khả năng diễn bi hết sức tài tình. Từ sau lần đó, Bạch Tuyết liên tục gặt hái thành công trong những năm tiếp theo, trở thành một cô đào ngoại hạng trong giới cải lương bấy giờ.
Hùng Cường giống Bạch Tuyết ở khởi điểm hát tân nhạc. Song nếu so sánh, trường hợp của ông còn đáng ngạc nhiên hơn, vì Bạch Tuyết chỉ hát tân nhạc lúc còn đi học và theo nghề từ sớm. Trong khi đó, Hùng Cường từ những năm 1954 – 1955 đã là ngôi sao hạng A trong giới tân nhạc. Những nhạc phẩm tiền chiến qua giọng Hùng Cường được thu đĩa bán ra, cử như đĩa hát Ông lái đò, đạt doanh số kỷ lục đương thời. Thế mà vào năm 1959, ông từ ca sĩ tân nhạc bất ngờ lấn sân cải lương, từ tay ngang vào thẳng làm kép chánh cho một đoàn lớn lúc đó là đoàn Ngọc Kiều.
Điều này chẳng khác gì đoàn Ngọc Kiều chơi một canh bạc mà nguy cơ trắng tay cận kề vì đưa một người chưa từng hát cải lương vào làm kép chánh là chuyện không tưởng. Hàng chục con người trong đoàn đều ‘đâm lao phải gả theo lao’. Nguyên dàn ngôi sao lúc ấy là Ngọc Đáng, Ngọc Giàu, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ… chấp nhận làm ‘giàn bao’ cho Hùng Cường. Và ông, với vai đầu tay Roméo trong vở Mộng đẹp đêm trăng, đã tạo nên kỳ tích chưa từng thấy trong giới cải lương miền Nam.
Giới phê bình tranh luận không ngừng về trường hợp của Hùng Cường. Cũng không ít người cho rằng ông chỉ ‘ăn may’ một vở. Tức thì sau đó, Hùng Cường tiếp tục được giao vai chính cho vở Tuyết phủ chiều đông, dự kiến sẽ trình diễn tại rạp Viễn Trường – nơi được mệnh danh là ‘thánh địa cải lương’ của Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Một tháng sau, Tuyết phủ chiều đông ra rạp và thành công vang dội. Khán giả đến xem đầy kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, tràn ra ngoài gần nửa rạp. Hùng Cường từ tay ngang thành ngôi sao, không ai còn xì xào bàn cãi.
‘Sóng thần’ Bạch Tuyết – Hùng Cường làm chao đảo giới cải lương miền Nam bấy giờ. |
Năm 1964, Bạch Tuyết về đoàn Dạ Lý Hương thì hai năm sau, Hùng Cường cũng được mời từ Kim Chung về. Ban đầu, cả hai khắc khẩu vì Bạch Tuyết khi ấy trẻ người non dạ nên dù kính phục Hùng Cường bao nhiêu nhưng ngoài mặt thường tỏ ra bướng bỉnh, thách thức ông. Khắc khẩu nhưng hễ hai người lên sân khấu hát là thăng hoa, cùng nhau tạo nên cặp đôi đào – kép mới sáng chói trong thời kỳ cực thịnh của cải lương.
Năm 1971, cả hai cùng nhau mở gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết. Loạt vở để đời như Yêu người điên, Yêu người say, Tiền rừng bạc biển, Tuyệt tình ca, rồi Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cho trọn cuộc tình…của cặp đôi này khiến khán giả ầm ầm đến rạp như sóng thần. Từ đó, Hùng Cường – Bạch Tuyết được xưng tụng là cặp đôi “Sóng thần”. Tên và hình ảnh của hai người xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo, pano quảng cáo hay khắp các nẻo đường Sài Gòn.
Cặp đôi Hùng Cường – Bạch Tuyết toàn vẹn đến mức ca, diễn đều hay; hát tân nhạc, cổ nhạc đều tốt. Đến khi gặp nhau, họ mới hiểu vì sao đối phương toàn gây nên những sự kiện chấn động như vậy. Hùng Cường từ trước vở Mộng đẹp đêm trăng, quả thực chưa từng hát cải lương nhưng vốn rất mê cổ nhạc, lại có nền tảng nhạc lý vững chắc. Ông tự bỏ công sức nghiên cứu, lại vừa thuê nhạc sĩ đến nhà khổ luyện ngày đêm.
Bạch Tuyết kể, có lần xem trộm quyển sổ Hùng Cường bỏ quên trên bàn trang điểm, mới thấy ông ghi chép tập tuồng từng li từng tí: “Chỗ này tay mặt đặt lên vai Bạch Tuyết, tay trái vuốt tóc nhưng mắt không nhìn thẳng vào mắt Bạch Tuyết mà chỉ nhìn lướt qua trán” hoặc “Từ giữa câu vọng cổ đứng lên, đi xa hẳn Bạch Tuyết chừng ba thước rồi bất thần chạy thật nhanh, đối mặt với Bạch Tuyết, nắm hai vai lắc mạnh, không rời cho đến khi dứt câu…”. Lúc ấy, không chỉ kính phục, bà chợt hiểu vì sao Hùng Cường từ tay ngang lại thành sao sáng nhanh như vậy.
Danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang thời trẻ. |
Bạch Tuyết khóc trong buổi viếng chồng cũ. |
Từ chỗ kính phục lại ngày đêm gần gũi, Bạch Tuyết có đem lòng mê Hùng Cường, xem ông như người bạn đời nghệ thuật song không tiến xa hơn. Nhờ vậy, tình cảm họ dành cho nhau mãi đẹp và thuần khiết. Dù năm ấy, không ít lời đồn đoán vẫn cho rằng vì Hùng Cường mà vợ chồng Bạch Tuyết – Tam Lang tan vỡ.
NSND Bạch Tuyết ngày nay. |
Năm 1980, Hùng Cường sang Mỹ định cư còn Bạch Tuyết, khi ấy đã 40 tuổi, bước vào giảng đường đại học. Năm năm sau, bà lấy được tấm bằng cử nhân Ngữ Văn thì trở lại sân khấu với vai Thái hậu Dương Vân Nga. Hùng Cường hay tin liền gọi cho bà, vừa khóc vừa chúc mừng. Đó là lần cuối cùng ông gọi. Năm 1996, Hùng Cường qua đời.
Nhiều chục năm sau từ đó đến nay, tuy quá khứ đã ngủ yên song có những tâm tư vô hình cứ đeo đẳng Bạch Tuyết. Tất nhiên, khán giả vẫn dành tình yêu cho bà cùng nhiều kép nổi tiếng như Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Vương, Thanh Tuấn… nhưng trong lòng họ và cả bà, không ai có thể thay thế nửa mảnh ‘Sóng thần’ vang bóng một thời: nghệ sĩ Hùng Cường.
Bạch Tuyết về Bến Tre thăm mộ người xưa. |
Gia Bảo
相关文章:
相关推荐:
0.4182s , 7206.6484375 kb
Copyright © 2025 Powered by Bạch Tuyết – Hùng Cường cặp đôi cải lương huyền thoại sóng thần_nottingham forest vs mu,PhongThuyBet