Trong lúc buồn chán,ấychồnglầntôivẫndạtrận đá banh hôm nay tôi gặp người chồng thứ 2, tưởng rằng tình yêu bền chặt, nhưng rồi cũng tan vỡ sau đó 2 năm. Tôi tưởng như trái tim mình đã khóa chặt. 2 năm sau tôi vẫn sống một mình. Trong một lần, tôi gặp chồng bây giờ, tôi rất e ngại vì qua 2 lần đổ vỡ. Chúng tôi cũng có quãng thời gian hạnh phúc, có một đứa con 4 tuổi. Tuy nhiên đến lúc này, chồng tôi có nhiều thay đổi, tôi không thể chung sống được nữa. Lần thứ 3 này, tôi cứ nghĩ nếu yêu nhau thì chẳng cần đăng ký kết hôn, nên chúng tôi tổ chức mọt bữa tiệc nhỏ và về sống chung như vợ chồng. Nếu như đường ai nấy đi tôi sẽ phải làm gì để giành quyền nuôi con.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa |
Chúng tôi rất hiểu và thông cảm với bạn về hoàn cảnh hiện tại. Chúng tôi hiểu rằng bạn đã cố gắng nhưng không thể tiếp tục mối quan hệ này được nữa.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rất rõ về điều kiện kết hôn. Nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên.
Theo như bạn hỏi thì trường hợp của bạn là hôn nhân không hợp pháp. Điều 12 quy định về hủy kết hôn trái pháp luật như sau: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, con khi ly hôn.
Khoản 2 Điều 81 quy định về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Bạn sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nên tòa sẽ căn cứ vào quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con khi ly hôn.
Quyền nuôi con của cha mẹ khôn phụ thuộc vào hôn nhân hợp pháp hay không mà chỉ cần chứng minh cha mẹ ruột của con bạn. Tòa có thể áp dụng các quy định trong việc xác định người trực tiếp nuôi con theo Luật Hôn nhân và gia đình và dựa trên quyền lợi mọi mặt của đứa con.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Cặp “ô môi” có thể xin con nuôi không?
Chúng tôi là đồng tính nữ, chúng tôi đang sống như một gia đình hạnh phúc. Sau một thời gian gắn bó, chúng tôi cũng muốn có một đứa con để nuôi dưỡng, chăm sóc.