Chiều 10/12,ụmcôngnghiệpđanghoạtđộngởHảiDươngchưacóchủđầutưkết quả v-league chiều nay HĐND tỉnh Hải Dương tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 28, với nội dung chất vấn giám đốc sở: Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, về những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm.
Tại kỳ họp, đại biểu Trương Thị Thương Huyền, Tổ đại biểu huyện Bình Giang, nêu thực trạng trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 22 cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa có chủ đầu tư.
Bà Huyền đặt câu hỏi với Sở Công Thương Hải Dương, cần có giải pháp như thế nào để thu hút các doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp?
Trả lời câu hỏi này, ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho biết, các cụm công nghiệp đại biểu đề cập là các cụm công nghiệp được thành lập theo chủ trương của tỉnh Hải Dương.
Ngoài ra, các cụm công nghiệp này được thành lập dựa trên cơ sở các điểm sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi có Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Chính phủ.
"Sở Công Thương đã tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ 5 tỷ đồng/cụm công nghiệp để kêu gọi các nhà đầu tư, tuy nhiên mức hỗ trợ này không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư", ông Hảo trả lời.
Ông Hảo trả lời tiếp, Sở Công Thương đang tiếp tục nghiên cứu tham mưu để tỉnh ban hành cơ chế ưu đãi thu hút các nhà đầu tư làm chủ đầu tư các cụm công nghiệp đang hoạt động.
"Sở Công Thương sẽ tham mưu chính sách thu hút theo hướng tạo điều kiện bố trí quỹ đất đối với cụm công nghiệp còn đất công nghiệp để mở rộng. Còn đối với cụm công nghiệp không mở rộng thì tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để kêu gọi nhà đầu tư vào hoàn thiện hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải", ông Hảo trả lời tiếp.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã và đang tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, xử lý các doanh nghiệp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cụm.
Tại kỳ họp, đại biểu cũng chất vấn về thực trạng, giải pháp xử lý các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động xen lẫn trong khu dân cư, nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn cho các hộ dân xung quanh.
Giám đốc Sở Công Thương cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với các cây xăng trên, trong đó đã thu hồi giấy phép hoạt động của một số cửa hàng không đủ điều kiện.
Cũng theo Giám đốc Sở Công Thương, trong thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, UBND cấp huyện rà soát các vị trí đất thương mại để phát triển các cửa hàng xăng dầu.
Sở Công Thương cũng sẽ phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương, kiểm tra xử lý các trường hợp không đảm bảo, đồng thời tuyên truyền vận động để chủ các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trong khu dân cư chuyển ra các vị trí phù hợp được quy hoạch.
Đại biểu Nguyễn Vĩnh Sơn, Tổ đại biểu thị xã Kinh Môn chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng về những giải pháp để đạt mục tiêu đến năm 2030 Hải Dương xây dựng được 15.920 căn nhà ở xã hội.
Đại biểu đề nghị lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, hiện tại giá bán nhà ở xã hội khoảng bao nhiêu tiền một m2 và muốn giảm giá nhà ở xã hội cần giải pháp nào?
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Hoài Long cho biết, hiện quỹ đất phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp đang thừa so với chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, tổng số căn hộ dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2025 là 1.345 căn, mới đạt khoảng 23% so với mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2023-2025.
Hiện tiến độ triển khai, xây dựng các dự án nhà ở xã hội ở tỉnh Hải Dương cũng chậm so với yêu cầu.
"Nguyên nhân chậm triển khai xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu là do mất nhiều thời gian lựa chọn đơn vị tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch và công tác báo cáo cấp ủy, xin ý kiến các sở, ngành trước khi báo cáo UBND tỉnh Hải Dương", ông Long giải thích.
Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương cho biết, giá nhà ở xã hội từ 15 đến 18 triệu đồng/m2 và đề xuất 3 giải pháp giảm giá nhà ở xã hội, gồm: các giải pháp về kỹ thuật; lựa chọn nhà đầu tư; ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.