NGƯT Nguyễn Trọng Tuấn (Trường THPT Trần Hưng Đạo,ườithầycủanhiềukiệntướngquốcgiavàquốctếbarcelona đấu với ath bilbao tỉnh Nam Định) |
Với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, thầy Nguyễn Trọng Tuấn được phân công làm công tác chủ nhiệm từ những năm học 1987 - 1988.
Nhưng có lẽ, dấu mốc bén duyên với những cô cậu học trò sau này trở thành các vận động viên, phải bắt đầu từ năm học 1995 - 1996, khi mà Sở GD-ĐT Nam Định cho phép nhà trường tuyển sinh lớp năng khiếu thể dục thể thao.
Đặc thù của lớp học này là các học sinh được tuyển từ khắp nơi trong tỉnh, có năng khiếu thể thao, phần lớn các em rất hiếu động, có cá tính đặc biệt. Nhiều em phải chấp nhận đi học xa nhà, thậm chí thuê trọ để đi học khi mới là những đứa trẻ “ăn chưa đủ no, lo chưa đủ tới”.
Bằng tình yêu nghề và trái tim nhiệt tâm, thầy Tuấn không bao giờ chấp nhận “đánh rơi” những học trò có năng khiếu. Những ngày tháng rong ruổi trên chiếc xe đạp, rồi sau này là chiếc Dream cũ, lặn lội đến vùng nọ, vùng kia trong tỉnh, khi hay tin có học sinh bơi giỏi hay sức bật tốt, bước chạy đẹp… đã trở thành một phần cuộc sống của thầy.
Thuở đó, thầy đến từng nhà các em không chỉ một mà nhiều lần để thuyết phục phụ huynh, học sinh vào học lớp năng khiếu thể dục thể thao của nhà trường.
Thuyết phục xong, hơn cả một giáo viên giảng dạy bộ môn, một huấn luyện viên năng khiếu, thầy như trở thành cha, mẹ của các em khi dõi theo từng bữa cơm đạm bạc, từng giấc ngủ của trò nơi xóm trọ. Nhiều học sinh mà gia đình khó khăn, gia đình không đủ tiền cho để trang trải sinh hoạt và học phí, thầy Tuấn cũng đón các em về nhà nuôi dạy như con. Nhiều lượt học sinh được khôn lớn, trưởng thành từ tình yêu của người thầy - người cha thứ hai Nguyễn Trọng Tuấn.
“Các em là tài năng thể dục thể thao, còn mình là người ươm mầm những tài năng đó cho quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm, là niềm vinh dự lớn lao mà nhà trường và tỉnh Nam Định đã tin tưởng giao cho tôi”, thầy Tuấn chia sẻ.
Từ năm học 2014 - 2015, khi UBND tỉnh Nam Định quyết định dừng tuyển sinh lớp năng khiếu thể dục thể thao tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, thầy đã có trọn 20 năm gắn bó với các em học sinh lớp năng khiếu này.
Nhiều trò giờ đây đã trở thành các vận động viên được chọn vào các đội tuyển thể dục thể thao của tỉnh, của đội tuyển quốc gia đi thi đấu quốc tế, giành nhiều huy chương về cho quê hương, đất nước. Có trò trở thành đồng nghiệp cùng thầy ngay trong mái nhà chung - Trường THPT Trần Hưng Đạo.
Trong những cái tên học trò của thầy Tuấn được xướng danh nơi đấu trường khu vực và quốc tế, hay có đóng góp tài năng thể dục thể thao cho đất nước, có thể kể đến: Trần Xuân Thành (sinh năm 1974, hiện là Ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh Việt Nam, Trưởng bộ môn Điền kinh đoàn Thể thao Quân đội nhân dân Việt Nam); Lại Phúc Lộc (sinh năm 1980, hiện là Ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Điền kinh Hà Nội); Bạch Phương Thảo (sinh năm 1988, hiện là giảng viên Trường ĐH Thể dục, Thể thao Bắc Ninh); Lã Huy Hoàng (sinh năm 1982) và Đặng Phương Lan (sinh năm 1990), hiện là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Thể dục, Thể thao.
Qua các mùa SEA Games, chúng ta cảm phục trước những cái tên ấn tượng: Dương Văn Thái, sinh năm 1992, giành 9 Huy chương Vàng SEA Games; Hay Nguyễn Thị Huyền, sinh năm 1993, giành 5 Huy chương Vàng SEA Games. Cả 2 đều là học trò cũ của thầy Nguyễn Trọng Tuấn.
Các vận động viên Dương Văn Thái và Nguyễn Thị Huyền đều là học trò cũ của thầy Nguyễn Trọng Tuấn. |
Không chỉ tâm huyết với học trò, ở cương vị là Tổ trưởng chuyên môn, thầy Tuấn cũng luôn dìu dắt đồng nghiệp không ngừng hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ. Thầy đã xây dựng giáo án, tổ chức thao giảng và hoàn chỉnh giáo án tham dự “Hội giảng toàn tỉnh” cho cô giáo Trần Thu Hà (năm 2006) và thầy giáo Bùi Văn Nha (năm 2010) đều đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh.
Thầy cũng đã lan tỏa kiến thức và kinh nghiệm của mình cho giáo viên tỉnh nhà bằng những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao như: “Một số biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng các phẩm chất vận động viên cho học sinh năng khiếu thể dục thể thao của nhà trường” (2013), “Một số bài tập tăng sức bền tốc độ trong chạy 100m cho vận động viên” (2014), “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 12 năng khiếu thể dục thể thao” (2015).
Từ năm 1990 đến 2013, thầy Tuấn được Sở GD-ĐT giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển môn Điền kinh tham dự “Giải Điền kinh học sinh toàn quốc” do Bộ GD-ĐT tổ chức; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII; Giải Điền kinh học sinh Đông Nam Á các năm 2004, 2005, 2007.
Ở đấu trường nào, qua kinh nghiệm và cái duyên, thầy và trò cũng giành được nhiều huy chương về cho ngành giáo dục Nam Định và cho đoàn học sinh Việt Nam.
Trong suốt 23 năm với trên 30 lần huấn luyện đội tuyển và dẫn đoàn đi thi cấp quốc gia và quốc tế, bảng vàng thành tích của học trò thầy gồm: 5 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc và 15 Huy chương Đồng - Giải Điền kinh học sinh các nước Đông Nam Á. Hàng trăm Huy chương Vàng, Bạc, Đồng - Giải Điền kinh học sinh toàn quốc, các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc.
Hải Nguyên
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy cô giáo đã có những chia sẻ về nghề và những mong mỏi với học sinh và phụ huynh.
顶: 67踩: 975
评论专区