Vị tướng luôn trở về trong chiến thắng…_kết quả columbus crew

作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【】 发布时间:2025-01-12 08:09:24 评论数:

 Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê,ịtướngluôntrởvềtrongchiếnthắkết quả columbus crew nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé, một người có nhiều thời gian gắn bó với Đại tướng Lê Đức Anh, nhận xét: Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng trận mạc, một nhà cầm quân đại tài. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng nhất và cũng luôn trở về trong chiến thắng...

 Nói không với bàn giấy

Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé trong một chiều cuối tháng tư nắng cháy da người. Nét mặt ông không vui như những lần trước tôi ghé. Không phải do mệt, do nắng, mà bởi tâm trạng của một người như đang mất đi người thân. Rồi ông kể, ông và Đại tướng Lê Đức Anh có thời gian dài gắn bó, từ kháng chiến chống Mỹ đến chiến trường Campuchia. Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ trước năm 1945 đến tận năm 1989. Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với các chiến trường từ Bắc vào Nam và cả nước bạn Campuchia.

Theo nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê, Đại tướng không phải là vị tướng bàn giấy mà là người trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh như: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), Chiến dịch giải phóng Campuchia (1979); chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc (1979-1989); bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (1979-1988).

Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê bồi hồi nhớ về những năm tháng chiến đấu cùng Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh:THU THẢO

Đặc biệt, Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê và Đại tướng Lê Đức Anh từng gắn bó sâu sắc trong những năm chiến tranh biên giới Tây Nam. Khi ấy Đại tướng Lê Đức Anh là Tư lệnh Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, còn Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 302, sau đó là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5. Đại tướng Lê Đức Anh thường xuyên xuống các sư đoàn để triển khai kế hoạch, phương án tác chiến.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê, Đại tướng Lê Đức Anh là người có tầm nhìn rất sâu về chiến lược, bao giờ cũng dự đoán trước tình hình, nên khi tình hình đến thì không bị động, mà chủ động ứng phó được ngay và có kết quả tốt. “Chẳng hạn, thời điểm 30-4-1977, chiến trường Tây Nam phức tạp, đồng chí về làm Tư lệnh Quân khu 9. Sau hòa bình, Bộ Quốc phòng cho giảm quân số rất nhiều, nhưng riêng đồng chí về Quân khu 9 thì lại thành lập Sư 30 và chọn trung đoàn đánh tốt trong thời kỳ chống Mỹ để giữ lại, kể cả anh em miền Bắc đồng chí cũng giữ lại không cho ra quân, nên giữ được chất chiến đấu. Khi quân Pol Pot đánh sang thì Sư 30 chiến đấu rất hiệu quả. Điều đó chứng tỏ đồng chí đã nắm trước được tình hình nên đã chuẩn bị trước mấy năm, khi Quân khu 9 bị Pol Pot đánh thì không bị động, đánh lại được ngay và giữ được biên giới”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê nói.

Ở đâu cũng có dấu chân

Những năm tháng gắn bó với Đại tướng Lê Đức Anh ở chiến trường Campuchia, Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê nhận xét: “Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng với nhiều đức tính tốt, luôn biết lắng nghe, biết chia sẻ”. Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê nhớ lại, từ cuối năm 1978, tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary vẫn kiên trì đẩy mạnh các cuộc tiến công xâm lấn biên giới. Chúng ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho đợt tiến công mới vào đầu mùa khô 1978-1979. Trong lúc đó, phong trào phản kháng chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot - Iêng Sary diễn ra mạnh mẽ. Ngày 2-12-1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời tại Snuol do ông Heng Samrin làm chủ tịch. Mặt trận đề ra nhiệm vụ trước mắt là: “Đoàn kết toàn dân, nổi dậy đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary, bè lũ độc tài quân phiệt trong nước làm tay sai cho bọn phản động nước ngoài. Xóa bỏ chế độ tàn ác đẫm máu của chúng, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân”. Giữa tháng 12-1978, Bộ Chỉ huy tối cao Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia hạ quyết tâm phát động cuộc tổng tiến công và nổi dậy, lật đổ tập đoàn diệt chủng Pol Pot - Iêng Sary.

Vào thời điểm này, đứng chân trên địa bàn biên giới, lực lượng vũ trang Quân khu 7 có 3 Sư đoàn bộ binh (5, 302, 303) và 1 trung đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn binh chủng, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, tổng quân số 120.098 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài ra, còn có 9 trung đoàn, 6 tiểu đoàn công binh của các tỉnh, thành thuộc địa bàn Quân khu 7.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy tối cao Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Ban chỉ huy “Lực lượng vũ trang cách mạng Đoàn kết cứu nước Campuchia” đề nghị Quân đội Việt Nam cùng phối hợp thực hiện cuộc tổng tiến công giải phóng Campuchia. Ngày 17- 12-1978, Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch và tổ chức hiệp đồng chiến đấu phối hợp với bạn. Kế hoạch gồm 3 chiến dịch kế tiếp nhau: Chiến dịch 1 giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia, chiến dịch 2 loại khỏi vòng chiến đấu các đơn vị chủ lực địch đã đưa ra phía trước, chiến dịch 3 giải phóng Phnom Penh. Quân khu 7 được giao nhiệm vụ mở đầu cuộc tiến công nổi dậy trên hướng thứ yếu của Bộ, đánh chiếm thị xã Kratíe, thực hành nghi binh, thu hút, đánh lạc hướng phán đoán của địch để giành dân, mở rộng địa bàn. Chiến trường biên giới ác liệt, nhất là chiến trường sát Thái Lan, nhưng ở đâu Đại tướng Lê Đức Anh cũng đến và trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo xử lý từng tình huống cụ thể. Tướng sát với chiến trường thì thương vong của người lính đỡ đi. Nhiều chỉ đạo của đồng chí đã giúp bộ đội ta thực hiện tốt.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê, kể: “Sau khi giải phóng thị xã Kratíe, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu giao tiếp nhiệm vụ cho Quân khu 7 tham gia chiến dịch tổng tiến công cơ động đường dài, đánh chiếm Sisophon ở Bắc Campuchia. Trong chiến dịch này, đoạn đường vận chuyển thương binh rất khó khăn. Trong một lần Đại tướng Lê Đức Anh xuống triển khai kế hoạch, tôi đã đề xuất nên xây tạm một nghĩa trang để chôn cất chiến sĩ hy sinh, khi nào tình hình ổn định thì lấy hài cốt sau. Thấy việc đề xuất hợp tình, hợp lý, Đại tướng Lê Đức Anh đồng ý và cho triển khai ngay” .

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Phê, Đại tướng Lê Đức Anh là một trong số ít vị tướng đã trải qua hầu hết các cuộc chiến tranh. Trong hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Đại tướng Lê Đức Anh để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Đại tướng chính là người cầm quân luôn trở về trong chiến thắng.

THU THẢO