Hạn chế chia sẻ hình ảnh,ửdụngmạngxãhộidịpnghỉlễkết quả giải thái lan video, thông tin cá nhân nhạy cảm
Các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo, YouTube... đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam. Mặt khác, các nền tảng mạng xã hội còn là công cụ gián tiếp để khai thác thông tin vì lượng người dùng cũng như lượng thông tin cá nhân được đăng tải lớn.
Theo các chuyên gia an toàn thông tin, vào các dịp nghỉ lễ dài như đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày trong năm nay, tần suất sử dụng mạng xã hội của người dân sẽ tăng mạnh. Bởi lẽ, trong khoảng thời gian được nghỉ ngơi và giải trí, mọi người có nhu cầu cao trong việc kết nối, trò chuyện hay chia sẻ hình ảnh lên các mạng xã hội.
Bên cạnh những lợi ích, môi trường số nói chung và các mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân. Do vậy, các chuyên gia khuyến nghị người dùng cần hiểu và có các giải pháp để đảm bảo an toàn khi tham gia không gian mạng.
Với mọi người dùng mạng xã hội, để đảm bảo an toàn khi tham gia, việc đầu tiên vô cùng quan trọng là thiết lập các tính năng bảo mật cho tài khoản mạng xã hội. Hiện tại, trên cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ khonggianmang.vn,các chuyên gia Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã cung cấp cho người dùng hướng dẫn chi tiết các bước để thiết lập các tính năng bảo mật cho những tài khoản mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo, TikTok...
Theo các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC, bảo mật và quyền riêng tư liên quan đến các mạng xã hội về cơ bản là vấn đề hành vi, không phải vấn đề công nghệ. Một người càng đăng nhiều thông tin thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị xâm phạm bởi các đối tượng xấu. Những người cung cấp thông tin riêng tư, nhạy cảm hoặc bí mật của bản thân hay người khác, dù vô tình hay cố ý đều có nguy cơ cao bị tấn công.
“Những thông tin như số an sinh xã hội, địa chỉ đường phố, số điện thoại, thông tin tài chính của một người không nên cung cấp trực tuyến. Tương tự, việc đăng ảnh, video hoặc tệp âm thanh có thể dẫn đến vi phạm bí mật của tổ chức, hoặc quyền riêng tư của một cá nhân. Điều quan trọng là người dùng cần nhận thức được rằng đăng tải bất kỳ thông tin gì lên mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc có nhiều người biết đến, và có thể có những tác động lâu dài”, chuyên gia NCSC khuyến nghị.
Các chuyên gia NCSC còn lưu ý về nguy cơ người dùng bị giả mạo từ tính năng che giấu danh tính của các mạng xã hội. Đánh cắp danh tính được nhận định là mối đe dọa lớn nhất của việc người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin quá mức. Trên thực tế, đánh cắp danh tính không hiếm trong thế giới của mạng xã hội trực tuyến, đặc biệt khi tính năng ẩn danh được cung cấp trực tuyến giúp hacker dễ dàng không bị phát hiện.
“Ngay cả khi các thông tin, bài viết của tài khoản được đặt ở chế độ riêng tư; tài khoản người dùng vẫn có nguy cơ bị tấn công nếu ai đó xâm nhập vào tài khoản, người đó sẽ có thể xem và sử dụng thông tin. Chia sẻ những thứ đơn giản như màu sắc yêu thích của chủ tài khoản cũng có thể khiến đối tượng tấn công thử xem người ấy có sử dụng nó làm mật khẩu trên tài khoản của mình hay không”, chuyên gia NCSC dẫn chứng về một số nguy cơ mất an toàn mà người dùng mạng xã hội có thể gặp phải.
Cảnh giác với các chiêu lừa đảo trực tuyến trên mạng xã hội
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Vũ Thế Hải, Trưởng phòng Giám sát an toàn thông tin, Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam - VSEC cho hay, những dịp nghỉ lễ dài thường là thời gian các nhóm tấn công mạng, lừa đảo hoạt động mạnh hơn, do lợi dụng tâm lý khi nghỉ ngơi người dân sẽ ít đề phòng hơn.
Vì thế, cùng với khuyến nghị áp dụng việc đặt mật khẩu mạnh, đổi mật khẩu định kỳ, bật chế độ xác thực đa lớp nhằm giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp tài khoản mạng xã hội, chuyên gia VSEC cũng lưu ý người dân về một số biện pháp giúp họ an toàn khi dùng mạng xã hội.
Cụ thể, người dân cần đặc biệt cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn, tin tức từ các nguồn/người lạ. Cần nhớ rằng, sẽ không có bất kỳ lợi ích tài chính, phần thưởng, khuyến mãi… đột nhiên xuất hiện mà không phải đánh đổi lại những lợi ích tương đương; Không cơ quan chức năng nào liên hệ qua tin nhắn hay gọi điện trực tiếp bằng số cá nhân hay số máy bàn không thuộc đăng ký; Không ngân hàng nào yêu cầu người dùng cung cấp mã OTP qua điện thoại, tin nhắn.
“Nếu nhận được tin nhắn vay tiền từ người quen, hãy xác nhận lại bằng cách gọi điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp nếu có thể. Người dân cũng không nên bấm vào đường link, file lạ dù được gửi từ người quen hay người lạ, bởi rất có thể đây là các dấu hiệu của một cuộc tấn công nhằm đánh cắp thông tin hoặc cài cắm mã độc”, ông Vũ Thế Hải cho hay.
Các chuyên gia an toàn thông tin cũng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, phức tạp trên môi trường mạng xã hội, trong đó có thể kể đến một số thủ đoạn phổ biến như: Lừa đánh cắp tài khoản mạng xã hộp; Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook; Lừa dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook...
Trường hợp phát hiện tài khoản mạng xã hội có dấu hiệu bất thường, người dùng cần thay đổi mật khẩu và đặt mật khẩu mạnh; Báo cáo sự cố qua mạng hoặc các liên hệ khác như điện thoại, email. Đồng thời, thông báo cho bạn bè, người thân trong danh sách bạn bè trên mạng về tình huống và cảnh báo họ không nên tin tưởng hoặc phản hồi những tin nhắn nghi ngờ lừa đảo.
Số liệu từ báo cáo ‘Digital Việt Nam 2024’ được We Are Social & Meltwater công bố hồi cuối tháng 1 năm nay chỉ ra rằng, Việt Nam có 72,7 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 73,3% tổng dân số. Theo thống kê của Bộ TT&TT, đến cuối năm ngoái, có 64 ứng dụng, nền tảng số Việt Nam có số lượng tài khoản người dùng thường xuyên hàng tháng trên 1 triệu với tổng số tài khoản người dùng là 376,7 triệu, trong đó có 7 ứng dụng có hơn 10 triệu tài khoản hoạt động hàng tháng. |