Một đời ngang dọc Ít ai có thể nghĩ rằng ở vùng quê heo hút này lại có một ông cụ mải mê với những vần thơ từ Truyện Kiều của Nguyễn Du để cho ra đời một tác phẩm âm nhạc mang tính dân gian. Ông là Huỳnh Báu,ƯớcvọngcuốiđờicủacựutùCônĐảtỷ số slovakia 88 tuổi ngụ tại ấp Kênh Trên, xã Bình Ân (H. Gò Công Đông, Tiền Giang). Ông tiếp chúng tôi trong căn phòng rộng, bên ngoài là vườn sơ ri trĩu quả. Ông gầy nhom. Gương mặt ông thật buồn. Giọng nói ông sang sảng. Ông nhìn chúng tôi như muốn giãi bày những điều chưa thể một lần nói với ai. Ông tham gia cách mạng năm 17 tuổi, làm việc tại ty Thông tin tỉnh Gò Công cũ. Sau khi tham gia 2 khóa huấn luyện về thông tin tuyên truyền, năm 1949 khi trở lại ty Thông tin làm việc, ông bị bắt. Trong tù được hơn 1 năm, ông vượt ngục trở về hoạt động cho cách mạng.
Ông chuyển đến Đồng Tháp hoạt động, đến năm 1954 thì được điều động làm công tác binh vận trong lòng địch. Tham gia trong lực lượng địch, ông tìm mọi cách để khỏi đi chiến đấu, không phải trực tiếp đánh đồng đội mình. Ông được chuyển về ban nhạc thuộc quân khu thủ đô. Cái duyên với âm nhạc đến với ông từ đó. Ở quân khu thủ đô, ngay trong lòng địch, ông được dạy về âm nhạc. Ông lại muốn học thêm sáng tác nên đã tìm mua nhiều sách để tự học. Thị trường sách lúc ấy chỉ có mỗi sách của Hoàng Thi Thơ. Có lẽ cũng nhờ vậy mà ông có dịp được thụ giáo với người nhạc sĩ tài hoa này. Học qua sách - ông nói - 'có nhiều điều tôi không hiểu được nên đã tìm đến tác giả. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã tận tình chỉ dẫn từ giai điệu đến hòa âm, chuyển âm, từ ca từ đến luật cân phương... Tôi rất cám ơn ông. Nhờ có ông hướng dẫn tôi mới sáng tác được nhạc để sau đó nhiều tác phẩm có giá trị của tôi ra đời'.
Năm 1959, ông lại bị bắt và kết án 5 năm đày ra Côn Đảo. Trong thời gian thụ án tại đây, các bạn tù đã truyền lại cho ông nhiều kỹ năng về cổ nhạc. Trong tù, năm 1961 ông đã hoàn tác tác phẩm tân nhạc đầu tay 'Chuyến tàu Côn Đảo'. Sau khi ra tù, ông tiếp tục viết 'Về với quê hương', 'Tình không biên giới'. Về cổ nhạc, ông đã viết 'Tây Thi giã từ Phạm Lãi' và nhiều bản cổ nhạc nhỏ lẻ khác. Tâm sự với chúng tôi, ông nói: 'Trong 2 cuộc kháng chiến, cuộc đời tôi đã trải qua nhiều gian lao khổ ải. Lúc ở trong hàng ngũ của ta được đồng bào tiếp đón nồng hậu. Lúc làm binh vận trong hàng ngũ địch thì vắng vẻ âm thầm làm sao vui được...'. Nói đến đây, ông chợt dừng, giọng ông chùng xuống. Có lẽ vui buồn của một đời người đã hiển hiện với ông trong lúc này. Thơ tân cổ Kim Vân Kiều và người bạn trăm năm
Đang định tìm một câu chuyện vui để cho không khí bớt nặng nề thì từ dưới, một người đàn bà đứng tuổi tươi cười bước lên. Bà bưng trên tay 2 ly nước rồi nói như trách: 'Có khách mà anh Bảy không nói gì hết. Tôi mắc lo hái sơ ri ngoài vườn đâu có biết'. Câu nói trìu mến thân thương đã khiến cho ông Bảy Báu - tên thường gọi của ông - bật cười. Ông giới thiệu, 'Bà xã tôi đó. Bà vừa hái sơ ri ngoài vườn...'. Không đợi chúng tôi phải hỏi, ông nói tiếp, năm 1964 tôi mãn án trở về thì tuổi cũng khá lớn. Tôi được gia đình chỉ định kết hôn với bà. Lúc ấy bà mới 23 tuổi, một cô gái trẻ nhan sắc trong vùng. Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, cũng may trời thương, chúng tôi càng sống bên nhau càng yêu thương nhau hơn. Suốt 55 chung sống, chúng tôi có được 3 con, 2 gái 1 trai. Cuộc sống của chúng tôi rất thuận hòa yên ấm và viên mãn. Kể ra đến giờ phút này, trải qua một thời gian dài bên nhau, hôn nhân của chúng tôi là hạnh phúc vô bờ. Chúng tôi có các con luôn quan tâm và báo hiếu cha mẹ. Vợ chồng chúng tôi, cho dù có những lúc không vui nhưng rồi cũng xoa dịu hết để đến với nhau bằng tình yêu thương ít ai có được'.
Ông nắm tay bà. Bà cười thật tươi. Mái tóc pha sương của bà bới cao. Chiếc áo bà ba ôm trọn lấy người bà toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ phương Nam. Bà ngồi bên cạnh ông. Ông với lấy cây đàn gảy lên vài nốt nhạc. 'Sống với bà được vài năm, tôi bắt đầu thai nghén bộ sách Thơ tân cổ truyện Kim Vân Kiều. Phải mất nhiều năm, đến năm 2005 mới chính thức hoàn thành. Viết xong bộ sách này giờ đây tôi mới nghiệm ra rằng nếu bà xã tôi không thương tôi, không dành cho tôi những giây phút đặc biệt nhất để có hứng khởi thì làm sao tôi xong được bộ sách. Thật cám ơn bà lắm đó...'. 'Truyện Kiều là một áng văn chương bất hủ. Nó ăn sâu vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để tăng thêm giá trị, tôi phóng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du thành Thơ tân cổ truyện Kim Vân Kiều. Những vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều được lồng ghép trong những tác phẩm ca ngâm hòa quyện với dòng cổ nhạc của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và dòng tân nhạc của Hoàng Thi Thơ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa năng đa dạng của những ai yêu thích. Đồng thời cũng để vun bồi nền văn hóa nước nhà ngày thêm phát triển tốt đẹp'. Ông Báu giải thích cho chúng tôi về quyển sách. Chúng tôi xin được mượn lời của nhạc sĩ Võ Tấn Ngọc, hội viên hội Nhạc sĩ VN nói về ông Huỳnh Báu để kết thúc bài viết: 'Dẫu tài hèn sức mọn, nhưng với tấm lòng yêu tha thiết văn nghệ dân gian, yêu say đắm Truyện Kiều, anh muốn góp một phần nhỏ để vun đắp cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian. Mong rằng qua tác phẩm của anh, Truyện Kiều đến với mọi người gần gũi hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn'. Gia đình Sài Gòn nuôi gà trên 10 ngôi mộ người thân trước cửa nhàĐàn gà của cha con ông Sỹ (TP.HCM) vô tư đi lại, mổ thức ăn trên 10 ngôi mộ xây tạm bằng gạch, che bằng tấm lưới xanh. |