Đó là hoàn cảnh đáng thương của hai chị em cháu Phạm Thị Như Nguyệt (SN 2014) và cháu Phạm Thành An (SN 2015) trú thôn 9,ốmẹlầnlượtquađờichịemtuổingườiMườngởThanhHóakhôngnơinươngtựleón – pachuca Thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Hiện hai cháu đang ở cùng với bà nội đã ngoài 75 tuổi. Chị Nguyễn Thị Lập (SN 1990) vốn là người không được nhanh nhẹn cho lắm. Năm 2013 chị lập gia đình với anh Phạm Văn Tý (SN 1984, dân tộc Mường) rồi lần lượt sinh ra cháu Phạm Như Nguyệt và Phạm Thành An.
Năm 2014 ông nội mất, bản thân anh Tý phải đi làm thuê khắp nơi kiếm tiền trang trải nuôi vợ con và gia đình. Ở trong ngôi nhà bằng mái cọ tạm bợ, năm 2018 nhà nước hỗ trợ cho gia đình chính sách (bố anh là thương binh) 40 triệu đồng sửa chữa nhà cửa. Vừa kịp đảo lại cái mái nhà bằng ngói, lát lại tý gạch cho sạch sẽ, chưa kịp ở trọn vẹn ngày nào thì anh Tý lâm bệnh hiểm nghèo.
Sau một năm chữa trị, đầu năm 2019, anh Tý mất, mọi gánh nặng đổ hết vào vai chị Lập. Vốn là người không được nhanh nhẹn, nên chị cũng chỉ biết đi mò cua bắt ốc kiếm thức ăn trong ngày cho các con. Hôm nào được nhiều, bán cho hàng xóm cũng kiếm được 10.000 đến 15.000 đồng. Ngày 3/7 vừa qua, trong lúc chị Lập đang đi bắt ốc như thường ngày thì không may trượt chân xuống hố nước sâu chết đuối thương tâm. Hai đứa con thơ chỉ trong vòng 2 năm đã mất đi cả bố lẫn mẹ, hiện các cháu đang phải ở với bà nội là bà Lê Thị Nghĩa (76 tuổi). Bà Nghĩa cũng đã già, sức khỏe lại yếu nên không thể lo được cuộc sống hàng ngày cho các cháu. Những bữa cơm vội đều trông chờ vào anh em và hàng xóm xung quanh, ai cho gì ăn đó.
Nhà bà Nghĩa có 10 người con, tất cả đều đã lập gia đình, tuy nhiên chẳng ai khá giả, đứa làm thuê tận Hải Phòng, đứa miền Nam… còn những đứa bám trụ ở quê thì cũng chỉ lo nổi bữa ăn trong ngày. Thương các cháu ở với bà không ai chăm sóc, các bác cũng có ý định đưa cháu về nhà nuôi, nhưng chẳng gia đình nào gánh nổi 2 cháu cùng lúc mà phải phân chia mỗi nhà nuôi một đứa. Thấy các cháu đã thiếu thốn tình cảm của cả bố lẫn mẹ, nay chị em lại phải chia cách mỗi đứa sống mỗi nhà nên ông ngoại không cầm được lòng và xin phép nhà nội được đưa cả 2 cháu về nhà mình nuôi.
Ông Nguyễn Văn Hiểu (ông ngoại) chia sẻ, thương hai cháu mà không cầm được nước mắt. Các cháu còn quá nhỏ để hiểu mọi chuyện. Từ hôm mẹ nó mất, hai cháu về đây ở hôm nào con chị cũng hỏi ông “mẹ khi nào về”, “khi nào mẹ xuống với hai chị em cháu…”, nghe cháu hỏi mà nhà tôi ứa nước mắt. Từ hôm mẹ nó mất, nó khi nào mặt cũng buồn rầu. Thằng em kém chị một tuổi vẫn còn vô tư hơn, nó bảo “họ mang mẹ cháu lên chôn chỗ bố rồi”. “Nhà tôi có 5 người con, làm nông nghiệp cũng chẳng có của ăn của để, nhưng dù sao cũng lo được cho hai cháu ăn no đủ hàng ngày. Và quan trọng hơn là hai chị em nó vẫn được ở bên nhau để chia sẻ tình cảm cho nhau khi không còn bố mẹ. Chúng tôi giờ còn sức khỏe còn có thể lo được, rồi vài năm sau nếu chết đi thì cuộc sống của các cháu sẽ như thế nào. Chỉ nghĩ đến đó là vợ chồng tôi không sao ngủ được”, ông Hiểu chia sẻ.
Lê Dương Nhói lòng bé gái ung thư lưỡi phải ăn qua đường mũiĐã rất lâu rồi kể từ ngày mắc bệnh ung thư lưỡi, cháu Hoài chẳng có nổi một bữa cơm bình thường như người khác. Bởi, căn bệnh khiến cháu buộc phải ăn bằng đường mũi. |