Thức dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh,ớiAnhsợkhôngthểcóconkhiquágiàlich thi dau đức Connor (38 tuổi), công chức tại London, không thể ngủ được khi trở lại giường. Anh trằn trọc, lo sợ khi nghĩ đến khả năng bản thân sẽ không thể có con, theo The Guardian.
"Mọi thứ trong cuộc đời tôi đang diễn ra quá muộn. Tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, kết hôn và bắt đầu có con, có lẽ khi đó tôi cũng đã ở độ tuổi 40. Tôi lo lắng về chất lượng tinh trùng của mình sẽ ra sao vào khi đó? Nhỡ có gì không ổn xảy ra với đứa trẻ thì sao? Sẽ thế nào nếu tôi và bạn gái không thể giải quyết? Tôi sẽ ở trong một viễn cảnh thậm chí còn tồi tệ hơn trong vài năm nữa".
Connor không phải tuýp người coi việc có con là ý nghĩa của cuộc đời. Tuy nhiên, anh sẽ cảm thấy cuộc sống thật trống rỗng, bản thân không hài lòng nếu mọi chuyện không suôn sẻ.
Lo lắng
Thông thường, mọi người hay liên tưởng cái gọi là đồng hồ sinh học với phụ nữ, song nhờ mối lo lắng về sức khỏe nam giới ngày càng phổ biến, khía cạnh này cũng được quan tâm nhiều hơn.
Tại Mỹ, công ty Legacy và Dadi bán các bộ dụng cụ lấy tinh trùng tại nhà để người dùng có thể sử dụng trong phân tích và lưu trữ. Trong khi đó, YoSperm cung cấp dịch vụ xét nghiệm, phân tích chất lượng tinh trùng tại nhà.
Không ngạc nhiên khi nam giới bắt đầu lo lắng về vấn đề này. Trong vài năm qua, đã có nhiều câu chuyện về tình trạng suy giảm số lượng tinh trùng, thường liên quan đến các xu hướng như đi xe đạp hay mặc quần jeans bó.
Các báo cáo cũng cho thấy số lượng tinh trùng trung bình của đàn ông phương Tây đã giảm hơn một nửa trong vòng 40 năm qua. Dù vẫn gây tranh cãi, chắc chắn con số này đã góp phần gây ra những lo ngại xung quanh khả năng sinh sản của nam giới.
Thời gian qua, việc lo lắng các vấn đề sức khỏe sinh sản vốn thường gắn với hình ảnh phụ nữ. Ảnh: Getty. |
Ba năm trước, Connor đã thảo luận về việc đông lạnh tinh trùng với bác sĩ.
"Thời điểm đó, bác sĩ nói rằng tôi không cần phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu tôi ở hoàn cảnh tương tự vào tuổi 45 thì cần thiết. Hiện, tôi nghĩ sẽ nghiêm túc xem xét nếu tôi vẫn chưa có con ở tuổi 40".
Connor giải thích anh làm vậy còn vì lo ngại vấn đề sức khỏe bởi vẫn có nhiều ý kiến cho rằng tinh trùng của người trẻ tuổi có xu hướng khỏe mạnh hơn.
Lần đầu Connor để ý đến vấn đề này là vào 2 năm trước, khi Rosanna, bạn gái anh, thông báo mang thai. Dù việc này không nằm trong kế hoạch, anh vẫn rất vui. Tuy nhiên sau đó, Rosanna bị sảy thai.
"Tôi thực sự rất đau buồn, việc đó khiến tôi nhận ra mình muốn có con đến thế nào".
Kể từ đó, Connor bắt đầu lo lắng về việc bản thân sẽ có thể không bao giờ có con được. Anh và bạn gái đồng ý rằng tốt nhất là nên đợi cho đến khi cả hai ổn định hơn về tài chính và cô sẵn sàng về mặt cảm xúc, trước khi thử lại. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng tiềm ẩn rủi ro.
"Tôi sợ mình trì hoãn quá lâu và sẽ không thể có con nữa hoặc đứa bé gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Nếu như vậy, tôi sẽ rất tự trách".
Không chần chừ
Nỗi lo của Connor cũng không phải vô căn cứ. Trẻ có các ông bố là nam giới 45 tuổi trở lên có nhiều nguy cơ sinh non, động kinh, nhẹ cân và sẽ cần chăm sóc đặc biệt. Dù chưa được chứng minh, cũng có dữ liệu liên quan đến việc trẻ được sinh ra từ những người bố lớn tuổi có thể gia tăng nguy cơ bị tự kỷ.
Ngoài ra, khả năng sinh sản của nam giới cũng giảm dần theo tuổi tác, các nhà nghiên cứu xác định độ tuổi 35-40 là thời điểm số tượng tinh trùng bắt đầu suy giảm.
Laura Dodge, phó giáo sư về sinh học sinh sản tại Boston, và đồng nghiệp đã nghiên cứu hồ sơ của 19.000 cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm. Nhóm phát hiện ra rằng sau 6 vòng, 75% cặp đôi có người chồng dưới 35 tuổi sẽ thành công có con, tỷ lệ giảm còn 60% ở những nam giới 45 tuổi trở lên.
Càng lớn tuổi, khả năng có con khỏe mạnh của nam giới càng suy giảm. Ảnh: Shutterstock. |
Bà Dodge khuyên những nam giới muốn có con trong tương lai không nên "tự mãn" và cần lưu ý đến khả năng sinh sản giống như phụ nữ.
Theo Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia Anh, độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là 20-35. Sinh con sau tuổi 35 làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh và các biến chứng liên quan đến sinh nở khác. Điều này không hoàn toàn áp dụng cho nam giới. Dù chất lượng tinh trùng suy giảm theo tuổi tác, nam giới vẫn có thể làm cha khi đã lớn tuổi.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nam giới miễn nhiễm với những áp lực xã hội xoay quanh việc làm phụ huynh và tuổi già.
"Ngày nào tôi cũng nghĩ đến việc mình chưa kết hôn và có con. Đây không phải nỗi lo lắng nữa, nó có thật. Rất có thể tôi sẽ không bao giờ có con", Adam (51 tuổi, Midlands) bày tỏ. Mối tình cuối cùng của anh là vào 8 năm trước.
Ngày càng nhiều nam giới lo lắng về sức khỏe sinh sản và khả năng có con. Ảnh: Shutterstock. |
Adam làm việc trong môi trường nhiều phụ nữ.
"Thật kinh khủng khi phải thừa nhận điều này, nhưng tôi từng cảm thấy sợ hãi khi thấy đồng nghiệp mang con đến chỗ làm. Rồi tôi cứ bận rộn và quên mất bản thân".
Nhiều đồng nghiệp tưởng Adam chưa làm cha ở tuổi này là do anh muốn vậy. Anh cũng không buồn đính chính, giả vờ như nó đúng là kế hoạch mình đặt ra nhưng thực sự không phải thế.
Hàng ngày, có rất nhiều nam giới đang mệt mỏi, suy tính chuyện có con. Họ xem xét các mối quan hệ hiện có, đánh giá xem liệu có đi xa được hay không. Họ lo lắng về tình hình tài chính, rằng liệu có đủ khả năng nuôi một đứa trẻ. Họ bất an nhiều hơn khi mỗi sinh nhật trôi qua hay lại có người bạn, họ hàng thông báo vừa chào thành viên mới.
Những nỗi lo này phần lớn đều diễn ra trong im lặng bởi vẫn còn nhiều nam giới chưa cởi mở về vấn đề sức khỏe sinh sản của mình. Adam ước gì tình trạng này sẽ thay đổi.
"Tôi muốn nhiều người nhận thức rõ hơn rằng đàn ông không chỉ là những người cung cấp tinh trùng. Chúng tôi thực sự suy nghĩ nghiêm túc về những đứa trẻ và khi chúng tôi nói về mong muốn có con, những cảm xúc đó thực sự rất mạnh mẽ".
Theo Zing
Hơn 5 tháng trôi qua, 9 đứa trẻ sinh 9 đang càng lúc càng bụ bẫm, khỏe mạnh hơn. Lần đầu tiên cha mẹ của các bé chụp những bức hình có đủ cả 9 người con trong khuôn hình.
(责任编辑:World Cup)